5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với BộTài chính, Tổng cục Thuế
Một là, đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung các thông tư hướng dẫn về chính sách thuế GTGT, Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện và mang tính ổn định hơn.
- Về chính sách thuế GTGT: Hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với các trường hợp là tài nguyên, khoáng sản xuất khẩu chưa qua chế biến thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo hướng tất cả tài nguyên, khoáng sản xuất khẩu chưa qua chế biến để thành sản phẩm khác đều không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (kể cả các trường hợp đã qua các công đoạn nghiền, sàng, lọc, cắt, xẻ, mài thành các sản phẩm có kích thước khác nhau)
+ Thuế suất thuế tài nguyên hiện nay còn thấp, vì vậy đề nghị điều chỉnh tăng thuế suất thuế tài nguyên đối với tài nguyên là khoáng sản từ 10% trở lên.
Hai là, Bộ Tài chính cần có quy định ưu đãi về thuế TNDN cho các doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm khai thác.
Ba là, Đề nghị Tổng cục Thuế tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế. Xây dựng mô hình quản lý tập trung thay cho mô hình quản lý phân tán hiện nay để cán bộ và cơ quan thuế các cấp tiện tra cứu, trao đổi thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Thuế có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, không thể thiếu, không thể tách rời Nhà nước. Quản lý thuế tốt sẽ động viên khá lớn phần thu nhập quốc dân vào NSNN, đảm bảo nguồn lực tài chính cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, hàng năm có thêm hàng chục ngàn daonh nghiệp,cá nhân kinh doanh mới ra đời; quy mô kinh doanh ngày càng lớn, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, quản lý kinh doanh ngày càng tiến tiến, giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nói chung đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh là cần thiết đối với mỗi tỉnh thành và cần phải được nâng cao.
Trong những năm qua, công tác quản lý thuế của ngành thuế Phú Thọ tuy đã có nhiều kết quả tích cực nhưng còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, nhất là hoạt động khai thác khoáng sản. Với mong muốn đề tài:
"Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản
trên địa bàn tinh Phú Thọ" sẽ tăng cường công tác quản lý thuế trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ, khai thác triệt để các nguồn thu, góp phần tăng thu ngân sách của tỉnh, đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản. Thông qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể rút ra một số kết luận sau:
- Một là, kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế có nhiều điểm đặc thù đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển trên cơ sở nền tảng của nền sản xuất nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn bởi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Do đó, việc khai thác và sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế là tất yếu. Tuy nhiên việc sử dụng tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nguyên, khoáng sản một cách hợp lý, có hiệu quả là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Một trong những công cụ hữu hiệu tác động đến hiệu quả khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường đó là chính sách thuế.
- Hai là, quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay là vấn đề rộng và phức tạp, chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trong lĩnh vực này cần phải quan tâm đổi mới đồng bộ cả về chính sách thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và cơ chế quản lý thuế. Đồng thời phải có sự tham gia của tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Ba là, quản lý thuế của chúng ta hiện nay theo hướng NNT tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, đòi hỏi pháp luật về thuế phải được thực hiện nghiêm minh trên cơ sở ý thức tự giác chấp hành của NNT và mọi người dân. Do đó, bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ngành thuế phái có biện pháp quản lý tốt các căn cứ tính thuế như: sản lượng khai thác khoáng sản, giá tính thuế, doanh thu, thuế suất và phải xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm pháp luật.
Bốn là, luận văn đã đưa ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm đưa ra một số giải pháp mới phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương theo đúng chính sách, pháp luật hiện hành; đồng thời đã đề xuất, kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế nhằm hoàn thiện hơn chính sách thuế nói chung và chính sách thuế liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nhiều nội dung chưa đi phân tích sâu, phân tích kỹ, hoặc những giải pháp đề xuất chỉ có tính chất gợi mở. Vì vậy, nội dung luận văn không tránh khỏi những điểm cần được bổ sung, hoàn thiện. Tôi rất mong được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, hội đồng khoa học để luận văn có ý nghĩa thiết thực trong quản lý thực tiễn ở những năm tới./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam” , NXB TP Hồ Chí Minh 1999, tr.258. 2. Bộ Tài chính, Các Thông tư hướng dẫn về Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài
nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, tiền thuê đất. 3. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 02/-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011
của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoán sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Chính phủ (2011) Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02/-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoán sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020.
6. Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2008), (2009), (2010), (2011), (2012) “Báo cáo tổng kết công tác thuế”.
7. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2009), (2010), (2011), (2012), (2013), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ.
8. Đặng Tiến Dũng (2003), “Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế”
Tạp chí thuế Nhà nước, (số 12).
9. Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước, Hà Nội, 1998.
10.Học viện hành chính Quốc gia, Thuật ngữ hành chính, Hà Nội, 2002.
11.Vương Hoàng Long (2000), Hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
12. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế, Quốc hội khóa XI, số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
13. Quốc hội (2008), Luật thuế GTGT, Quốc hội khóa XII, số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.
14. Quốc hội (2008), Luật thuế TNDN, Quốc hội khóa XII, số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.
15. Quốc hội (2009), Luật thuế Tài nguyên, Quốc hội khóa XII, số 45/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009.
16.Quốc hội (2010), Luật khoáng sản, Quốc hội khóa XII, số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010.
17. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ (2008), (2009), (2010), (2011), (2012) “Báo cáo Tổng kết”.
18. Tỉnh ủy Phú Thọ (2012), Trương trình hành động số 14/TTr/TU ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Tỉnh ủy Phú Thọ về thực hiện Nghị quyết số 02/- NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị.
19. Tổng cục Thuế (2008), (2009), (2010), (2011), (2012) “Báo cáo tổng kết công tác thuế”.
20. UBND tỉnh Phú Thọ, Kế hoạch số 864/KH-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện Chương trình hành động số 14/TTr/TU ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Tỉnh ủy Phú Thọ.
21. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Phí, lệ phí số 38/2001/PL- UBTVQD10 ngày 28 tháng 8 năm 2001.
22. UBND tỉnh Lào cai (2008) Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND ngày 06/11/2008 về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào cai.
23. UBND tỉnhTuyên Quang (2011), Báo cáo đánh giá công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản.