Công tác quản lý thông tin NNT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Công tác quản lý thông tin NNT

* Về số lƣợng NNT

Bảng 3.3: Số lƣợng các doanh nghiệp đƣợc cấp phép khai thác khoáng sản qua các năm

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Số lƣợng doanh nghiệp 97 156 143 131 175 1. Lƣợng tăng giảm tuyệt đối Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 -Liên hoàn 59 -13 -12 44 - Định gốc 59 46 34 78 - Bình quân 20 2. Tốc độ phát triển - Liên hoàn 1,608 0,917 0,916 1,336 - Định gốc 1,608 1,474 1,351 1,804 - Tốc độ PT TB 1,159 3. Tốc độ tăng (giảm) -Liên hoàn 0,608 -0,083 -0,084 0,336 - Định gốc 0,608 0,474 0,351 0,804 - Bình quân 0,159

(Nguồn: Danh bạ NNT từ năm 2008-2012)

Qua biểu trên ta thấy số lượng doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không lớn. Tuy nhiên số lượng ngày càng tăng qua các năm. Bình quân mỗi năm tăng 20 doanh nghiệp, tốc độ tăng

1 i Y Yi i 1 i Y Yi 2 1 1 n i i n n n 1 i i i Y t Y 1 i i Y T Y 1 3 2. .... n n t t t t 1 i i a t 1 i i b T 1 t a

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bình quân là 15,9%. Năm 2010 và năm 2011 số lượng doanh nghiệp được cấp phép giảm là do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam dẫn đến sức tiêu thụ tài nguyên, khoáng sản chậm, đặc biệt là cát, sỏi xây dựng. Năm 2011, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công dẫn đến thị trường bất động sản đóng băng, đầu tư xây dựng cũng hạn chế cho nên nhu cầu cát, sỏi rất thấp. Trong lúc chờ Nghị định hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước, đến đầu năm 2012 sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản. Nhưng đối với cát, sỏi sông Lô đến giữa năm 2012 UBND tỉnh Phú Thọ vẫn không cấp giấy phép khai thác mới mà chỉ thực hiện chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác và cấp gia hạn giấy phép khai thác.

Mặt khác, qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật của các doanh nghiệp khai thác đã phát hiện một số doanh nghiệp có vi phạm và đề nghị UBND tỉnh thu hồi giấy phép khai thác. Riêng năm 2012 UBND tỉnh đã thu hồi 03 mỏ khai thác khoáng sản và 28 mỏ khai thác đất san nền.

Số lượng doanh nghiệp khai thác khoáng sản trong năm 2012 tăng chủ yếu cấp cho các doanh nghiệp khai thác đất san lấp để cung cấp cho dự án đường Cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

* Về quản lý thông tin của NNT:

Trước khi có Luật Quản lý thuế, việc quản lý thuế theo cơ chế chuyên quản theo từng đối tượng, từng sắc thuế, thì vấn đề thông tin NNT không được coi trọng. Những thông tin về NNT chủ yếu do NNT cung cấp qua hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế. Thông qua hồ sơ đăng ký thuế đó là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận MST, cơ quan thuế chỉ biết được các thông tin đơn giản như tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

địa chỉ kinh doanh, tên giám đốc. Đối với hồ sơ khai thuế thì cơ quan thuế chỉ nắm được sản lượng khai thác của từng khoáng sản, doanh thu, số thuế, tiền phí phải nộp NSNN. Do phạm vi sử dụng thông tin trong quản lý thuế chỉ hạn hẹp, thông tin mang tính đơn lẻ, nghèo nàn, độ chính xác không cao và chỉ được lưu giữ bằng giấy. Vì vậy việc tra cứu thông tin để phục vụ công tác quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay thông tin của NNT luôn được coi trọng và đã được quy định trong Luật Quản lý thuế. Ngoài thông tin do NNT cung cấp, các ngành có liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường phải cung cấp một số thông tin của NNT liên quan đến ngành nghề kinh doanh, giấy phép khai thác, sản lượng khai thác, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.

Thông tin của NNT được lưu trữ trên ứng dụng của cơ quan thuế, các thông tin này được công khai để cán bộ thuế tra cứu phục vụ cho công tác quản lý thuế của mình; Đồng thời thông tin của NNT bằng văn bản giấy được lưu trữ tại kho lưu trữ của cơ quan thuế.

Các thông tin được lưu trữ gồm có:

+ Số lượng các doanh nghiệp được cấp phép khai thác; số doanh nghiệp đang hoạt động; số doanh nghiệp nghỉ, bỏ kinh doanh; vốn điều lệ của từng doanh nghiệp.

+ Thông tin các mỏ và điểm quặng được quản lý theo địa bàn khai thác; + Kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp: Số lao động bình quân trong năm; doanh thu và chi phí và lợi nhuận từ hoạt động SXKD; Loại tài nguyên khai thác; sản lượng được khai thác trong kỳ kinh doanh của từng NNT;

+ Tình hình chấp hành chính sách thuế của doanh nghiệp: Số thuế ghi thu, số thuế được miễn giảm, số thuế phải nộp NSNN, số thuế còn tồn đọng; số tiền phạt và hình thức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Công tác quản lý thông tin tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã được Cục Thuế tỉnh Phú Thọ thường xuyên cập nhật, theo dõi trên hệ thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý của ngành. Tuy nhiên việc cung cấp, trao đổi thông tin của NNT giữa các cơ quan liên quan chưa kịp thời như việc cấp phép khai thác mỏ, việc thu hồi giấy phép khai thác, dẫn đến việc khai thác thông tin để phục công tác quản lý thuế vẫn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 52)