Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 75 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2.Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một là, Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh khai thác tài nguyên khoáng sản còn nhiều bất cập. Công tác thẩm định hồ sơ trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp được cấp phép khai thác nhưng không đủ năng lực khai thác nên phải thuê lại các doanh nghiệp khác khai thác, do đó việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra một số tổ chức, cá nhân không được cấp phép khai thác hoặc giấy phép khai thác đã hết hạn nhưng vẫn hoạt động, cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.

Chính sách pháp luật về khoáng sản còn nhiều bất cập: Một số quy định trong pháp luật về khoáng sản chưa có hướng dẫn cụ thể gây khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện tại địa

.

Hoạt động quản lý nhà nước của một số đơn vị cấp xã kém hiệu quả, chưa huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, chưa thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật và Đề án quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khoáng sản trái phép có lúc chưa kịp thời.

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp đối với các hoạt động khai thác khoáng sản đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chế độ thông tin, báo cáo và sự phối hợp giữa giữa các cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) cũng như giữa các ngành chức năng ở mỗi cấp, giữa các chủ mỏ và cơ quan quản lý chưa chặt chẽ, chưa có hiệu quả.

Lực lượng cán bộ

, chưa tương xứng với yêu cầu của công tác quản lý.

Hai là, do đặc thù của ngành khai thác khoáng sản có vị trí khai thác ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn đi lại khó khăn; việc nắm bắt, tiếp cận chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng của các tổ chức, cá nhân không được kịp thời.

Đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên Sông lô: UBND tỉnh xác định mức thu nộp tối thiểu cho các doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát sỏi theo sản lượng cấp phép. Tuy nhiên để xác định sản lượng khai thác thực tế làm căn cứ tính thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, xác định doanh thu của các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Với đặc thù khai thác cát, sỏi dưới nước sẽ rất khó khăn cho công tác kiểm tra giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan thuế;

Ba là, chính sách thuế của Việt Nam nhiều nội dung chưa cụ thể, còn chung chung, khó hiểu, nhiều vấn đề còn chồng chéo hoặc mâu thuẫn với một số văn bản khác có liên quan. Mặt khác, chính sách thuế thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Do đó việc thực thi gặp nhiều khó khăn, không thống nhất giữa các địa phương, các doanh nghiệp lách luật để trốn thuế. Cụ thể:

+ Việc xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

Theo khoản 23, điều 5 Luật thuế GTGT năm 2008 quy định: “Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ.”.

Theo khoản 23, điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT: “Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến là những tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguyên, khoáng sản chưa được chế biến thành sản phẩm khác, bao gồm cả khoáng sản đã qua sàng, tuyển, xay, nghiền, xử lý nâng cao hàm lượng, hoặc tài nguyên đã qua công đoạn cắt, xẻ.”

Theo quy định trên cơ sở xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho hoạt động SXKD sản phẩm này. Tuy nhiên trên thực tế để xác định tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến lại gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc thực hiện không thống nhất giữa các doanh nghiệp và các địa phương trên cả nước, gây thất thu ngân sách.

Theo nguyên tắc nêu trên, đối với đá xuất khẩu chỉ qua công đoạn cắt, xẻ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Để sản này phẩm được xếp vào diện thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp xuất khẩu đá đã hoàn thiện hồ sơ là đá xẻ, mài nhẵn theo kích thước nhất định. Như vậy ở đây, sản phẩm thêm công đoạn “mài nhẵn” nên doanh nghiệp đã kê khai hàng hóa trên vào đối tượng chịu thuế GTGT và được khấu trừ, hoàn thuế GTGT.

+ Xác định tiền thuê đất, thuê mặt nước: Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông được thuê mặt nước để sử dụng, khai thác và nộp tiền thuê mặt nước theo quy định về giá thuê mặt nước. Nhưng trên thực tế các doanh nghiệp này có sử dụng đất và khai thác tài nguyên trên diện tích mặt nước được thuê. Giá tiền thuê mặt nước thấp hơn rất nhiều so với giá tiền thuê đất nên chưa tạo ra sự công bằng giữa các đơn vị khai thác cát, sỏi với các đơn vị khai thác khoáng sản khác trên toàn tỉnh.

Bốn là, Chế độ hóa đơn, chứng từ được quy định thông thoáng từ khâu in hóa đơn, sử dụng hóa đơn và quản lý hóa đơn, trong khi ý thức chấp hành pháp luật của NNT còn hạn chế, dẫn đến cơ quan thuế khó xác định được sản lượng tài nguyên khai thác để tính thuế, gây thất thu NSNN.

Năm là, Quy định về giá tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường của HĐND tỉnh chưa linh hoạt, ban hành còn chậm, giá chưa sát với giá thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế trên thị trường:

+ Giá tính thuế tài nguyên chưa sát với giá thực tế trên thị trường: Ngày 17/6/2012 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2106/QĐ-UBND ngày 17/6/2012 quy định về giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, theo đó các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá tính thuế tài nguyên theo đúng giá của UBND tỉnh quy định, tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính thì đối với khoáng sản đã xác định được giá thì giá tính thuế tài nguyên là giá xác định được ghi trên hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp và là căn cứ để kê khai thuế tài nguyên nhưng tối thiểu không được thấp hơn giá của UBND tỉnh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế tài nguyên thấp hơn nhiều so với giá thị trường, bởi vì tại Quyết định về giá tính thuế tài nguyên quy định về giá tính thuế tài nguyên nhưng không nêu rõ là giá tối thiểu làm căn cứ xác định giá tài nguyên.

+ Thời điểm ban hành giá tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường còn chậm: Từ tháng 6/2012 đến nay UBND tỉnh chưa điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên, trong khi đó một số loại tài nguyên khoáng sản biến động tăng khoảng trên 10% như cát, sỏi. Ngày 25/8/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2011/NĐ-CP quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 nhưng đến tháng 7/2012 HĐND tỉnh mới ban hành Nghị quyết về Phí bảo vệ môi trường.

+ Biểu giá tính thuế tài nguyên đối với nước khoáng được quy định chung là 400.000 đồng/m3

, không chi tiết cho mục đích sử dụng như: Nước khoáng đóng chai, nước khoáng nóng dùng để tắm… vì vậy giá tính thuế tài nguyên đối với nước khoáng tắm nóng tại huyện Thanh Thủy được quy định quá cao so với doanh thu của cơ sở kinh doanh: Theo quy định của UBND tỉnh Phú Thọ, riêng thuế tài nguyên của 1 m3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đồng, trong khi đó doanh thu từ dịch vụ tắm nước khoáng nóng tại Thanh Thủy là 30.000 đồng/người/lần (bao gồm các chi phí như khấu hao tài sản cố

định, trả lương công nhân, dầu tắm…..)

Sáu là, Phần mềm ứng dụng quản lý thuế hiện nay theo mô hình phân tán, không có sự kết nối giữa văn phòng Cục Thuế với các Chi cục Thuế, khó khăn trong việc đối chiếu số liệu, theo dõi, khai thác thông tin trên ứng dụng. Tại văn phòng Cục Thuế không tra cứu được số liệu tại các Chi cục Thuế và ngược lại.

Bảy là, Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp tuy đã phối hợp thường xuyên nhưng chất lượng các đợt kiểm tra chưa đạt yêu cầu. Chưa có Quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý và cấp phép khai thác khoáng sản đối với doanh nghiệp, vì vậy chưa phân định rõ trách nhiệm của các ngành, địa phương trong công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản. Công tác quản lý thuế vẫn do ngành thuế quản lý độc lập, sự phối hợp với các ngành còn rất hạn chế. Chính quyền cấp xã còn thờ ơ, chưa vào cuộc.

Tám là, ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp còn hạn chế nhất là các doanh nghiệp mới thành lập.

+ Thực hiện chế độ kế toán hóa đơn chứng từ chưa nghiêm túc, tình trạng bán hàng không xuất hóa đơn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt đối với khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông, đây là nguyên nhân tiềm ẩn gây thất thu cho NSNN.

+ Các cơ sở kinh doanh nước khoáng nóng tai huyện Thanh Thủy đều không có đồng hồ đo đếm khối lượng nước nóng khai thác, việc xác định sản lượng nước khai thác, sử dụng để kê khai các loại thuế, phí do NNT tự kê khai, tự nộp nên ngành thuế không có cơ sở tận thu triệt để.

Chín là, trình độ, năng lực của cán bộ thuế ở cấp huyện vẫn còn hạn chế, trong khi đó thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường giao cho Chi cục Thuế quản lý; công tác phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế và giữa các cơ quan thuế trong tỉnh với nhau chưa chặt chẽ, dẫn đến công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm chưa nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được tăng cường. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền tại các vùng núi, vùng nông thôn còn hạn chế, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, nội dung chưa thiết thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Bối cảnh và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2020

4.1.1. Đặc điểm, tình hình hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ địa bàn tỉnh Phú Thọ

Những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu trong khai thác và chế biến khoáng sản, nhiều doanh nghiệp đã tích cực chuyển từ khai thác, chế biến thủ công sang công nghệ hiện đại, quy mô công nghiệp, nhờ đó đã tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Mặc dù còn tồn tại một số bất cập, song cần khẳng định hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn đã góp phần làm tăng giá trị công nghiệp của địa phương, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác trong tỉnh, trong nước và bước đầu có sản phẩm khoáng sản phục vụ cho xuất khẩu; đồng thời góp phần tích cực vào việc khai thác tiềm năng lợi thế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội tại các địa phương.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tăng cường công tác chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để có những biện pháp quản lý phù hợp.

Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp ngày càng chặt chẽ hơn trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản. Cục Thuế cũng đã chủ động chỉ đạo các Phòng thuộc văn phòng Cục, Chi cục Thuế các huyện, thành, thị phối hợp với UBND các huyện, thành, thị đôn đốc các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn chấp hành việc nộp các khoản thuế, phí vào NSNN. Tổ chức mở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp về việc thực hiện Luật Quản lý thuế nhằm nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật thuế cho các doanh nghiệp.

Về chính sách thuế đã được cải cách, theo hướng doanh nghiệp tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan Thuế thực hiện việc tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đồng thời kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với những trường hợp có vi phạm pháp luật Thuế.

Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ khá nhiều bất cập cần sớm khắc phục. Mặc dù được đánh giá là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, song giá trị sản xuất, cũng như thu NSNN trong lĩnh vực này còn rất thấp, bằng 3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng thu ngân sách trên địa bàn. Giá trị chế biến chưa nhiều, phần lớn sản phẩm còn ở dạng thô, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Thiết bị công nghệ khai thác chế biến còn lạc hậu, một số doanh nghiệp còn chậm đổi mới, dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả không cao, gây lãng phí tài nguyên. Vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm các qui định của Nhà nước về quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; chưa quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc của người lao động; công tác an toàn lao động, bảo vệ và hoàn nguyên môi trường còn nhiều hạn chế.

4.1.2. Định hướng của của Nhà nước về quản lý tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản khai thác khoáng sản

- Tập trung nguồn lực của Nhà nước đáp ứng yêu cầu công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở đất liền và biển, hải đảo của Việt Nam;

- Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước, vốn của tổ chức, cá nhân cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Có cơ chế hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản do nhà nước đầu tư từ nguồn ngân sách. Có cơ chế thu hút các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính sách tài chính đối với hoạt động khoáng sản; điều chỉnh kịp thời, hợp lý các loại thuế, khung thuế, biểu thuế, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản với mục tiêu tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước đối với các khoáng sản quan trọng, nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; không xuất khẩu quặng thô. Hỗ trợ cho đầu tư đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nhằm sử dụng tiết kiệm khoáng sản; cải tạo, phục hồi và bảo vệ môi trường;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 75 - 96)