Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý thuế đố

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý thuế đố

với hoạt động khai thác khoáng sản

1.2.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

- Đối với hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Lô:

Năm 2012 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 27 cơ sở khai thác cát, sỏi được cấp giấy phép đang còn hoạt động với tổng công suất theo giấy phép là 1,623 triệu m3/năm; trong đó có 3 cơ sở sản xuất lớn, 14 cơ sở sản xuất vừa, còn lại là sản xuất quy mô nhỏ công suất từ 10 - 30 nghìn m3/năm.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Tuyên Quang, một số đơn vị thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ mỏ, không chấp hành đầy đủ nội dung của giấy phép khai thác; vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản sai quy định; khai thác không đúng thiết kế cơ sở được duyệt; kê khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường thấp hơn so với sản lượng thực tế khai thác. Trước tình hình đó, năm 2011 UBND tỉnh đã quyết định không tiếp tục cấp phép khai thác đối với các doanh nghiệp có năng lực khai thác hạn chế nhằm quản lý tốt việc chấp hành chính sách thuế của các doanh nghiệp còn lại.

Cơ quan thuế thường xuyên phối hợp với Công an, Sở Tài nguyên và môi trường kiểm tra sản lượng khai thác bình quân ngày của từng doanh nghiệp để ấn định mức thuế và phí cho doanh nghiệp.

- Quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tắm nước khoáng nóng:

Nhằm quản lý chặt chẽ nguồn nước nóng Mỹ Lâm, Huyện Yên Sơn, UBND tỉnh cấp phép khai thác cho một đơn vị duy nhất, đó là Ban quản lý khu du lịch Mỹ Lâm. Khối lượng nước khoáng khai thác và tiêu thụ được quản lý bằng việc sử dụng đồng hồ chuyên dụng. Các tổ chức, cá nhân kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh dịch vụ tắm nước khoáng nóng phải mua của Ban quản lý khu du lịch. Căn cứ sản lượng khai thác của Ban quản lý khu du lịch, cơ quan thuế tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường, do đó công tác quản lý thuế được chặt chẽ, đúng quy định.

1.2.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

UBND tỉnh Lào cai đã ban hành Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND ngày 06/11/2008 về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào cai. Trong đó quy định rõ nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định đối với Nhà nước; thực hiện đăng ký kế hoạch hoạt động khai thác khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi được phép tiến hành khai thác;

Trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản NNT phải kê khai, nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, nộp tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Luật Quản lý thuế;

Kết thúc khai thác: Các tổ chức, cá nhân thực hiện quyết toán các khoản thuế, phí, có xác nhận của cơ quan thuế đã nộp đủ vào NSNN. Đây là cơ sở để cơ quan tài nguyên môi trường làm căn cứ cấp phép khai thác khoáng sản vào năm sau.

Cục Thuế tỉnh Lào Cai thường xuyên tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đối chiếu, kiểm tra khối lượng khoáng sản do doanh nghiệp kê khai để tính thuế với khối lượng khai thác thực tế ở mỏ thể hiện trên bản đồ hiện trạng của từng mỏ; kiểm tra và truy thu thuế các hoạt động khai thác khoáng sản bất hợp pháp.

Cục Hải Quan tỉnh kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu khoáng sản, kiểm tra giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoáng sản, số lượng, hàm lượng, loại khoáng sản được phép xuất khẩu; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.3.3. Tổng kết rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ

- Công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản phải có sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của UBND tỉnh; sự phối hợp thường xuyên của cơ quan thuế với các cơ quan có liên quan như cơ quan Công an, cơ quan Tài nguyên và môi trường các cấp.

- Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó giao trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng ngành, từng cấp, từng địa phương nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản.

- Đối với khai thác nước khoáng nóng: Cần phải có cơ sở khai thác tập trung để quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quý hiếm ở địa phương.

- Phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật thuế cũng như các chính sách pháp luật khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản?

- Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản, những tồn tại, bất cập cần khắc phục?

- Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ?

- Cần đề xuất kiến nghị gì để hoàn thiện chính sách thuế của Việt Nam và cơ chế quản lý hoạt động khai thác khoáng sản ở địa phương?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài tiến hành thu thập thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ; Tài liệu và báo cáo của các cơ quan: Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ; các tài liệu, thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo và tạp chí.

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Các tài liệu thống kê về liên quan đến công tác quản lý thuế hoạt động khai thác khoáng sản trong giai đoạn 2008 - 2012.

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý, thuế.

- tỉnh và cả nước.

- .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thu đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đồng thời thấy

.

2.2.2. Phương pháp thống kê

Để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...

Phương pháp phân tích trong đề tài này chủ yếu sử dụng Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. C

, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ....theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 ; 2, 3,... i yi y i 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y 2. . ...3 4 n n t t t t t Công thức tính:

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân (t)

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: hoặc: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y 1 1 1 n n n n y t T y

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu *) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính:

Hoặc:

2.2.4. Phương pháp so sánh

Để đánh giá sự tương quan giữa các chỉ tiêu, giữa quá khứ với hiện tại để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

2.2.5. Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế

Khảo sát nắm tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu để thu thập thông tin về công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT cho các đối tượng là doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản.

Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi thông qua các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp.

1 t a (nếu t tính bằng lần) 100 % t a (nếu t tính bằng %)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT

- Số lượng các doanh nghiệp được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ về thuế: Các dịch vụ hỗ trợ về thuế như tập huấn cho người nộp thuế; tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế; hướng dẫn chính sách thuế bằng văn bản, qua điện thoại, trực tiếp tại cơ quan thuế. Thông qua các chỉ tiêu này đánh giá được mức độ quan tâm chăm sóc, giúp đỡ pháp lý cho người nộp thuế của cơ quan thuế.

- Số doanh nghiệp đã thực hiện kê khai bằng phần mềm hỗ trợ kê khai mã vạch hai chiều trên tổng số doanh nghiệp: Đây là phần mềm của ngành thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp kê khai thuế trên ứng dụng của máy tính và được kết xuất ra văn bản giấy hoặc gửi cơ quan thuế qua mạng internet. Sau đó được cơ quan thuế tự động nhập vào ứng dụng của ngành thông qua thiết bị đọc mã vạch hai chiều.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thông tin NNT

- Số lượng người nộp thuế đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế qua các năm: Chỉ tiêu này được lấy từ báo cáo của các Chi cục Thuế nhằm đánh giá chất lượng công tác quản lý về mặt số lượng người nộp thuế.

- Số doanh nghiệp được cấp MST mới qua các năm: Thông qua các thông tin trên ứng dụng cấp mã số thuế phản ánh chất lượng công tác quản lý thông tin danh bạ người nộp thuế; đồng thời phản ánh tốc độ tăng về mặt số lượng NNT.

2.3.3. Chỉ tiêu về thu ngân sách và sản lượng khai thác

- Tổng thu NSNN từ hoạt động khai thác khoáng sản qua 5 năm: Chỉ tiêu này được lấy từ báo cáo kết quả thu hàng năm của Cục Thuế và các Chi cục Thuế, phản ánh tình hình tăng, giảm thu từ hoạt động khai thác khoáng sản. Đồng thời đối chiếu với sản lượng khai thác thực tế của một số loại khoáng sản điển hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- So sánh thu NSNN từ hoạt động khai thác khoáng sản với tổng thu NSNN qua các năm: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu từ khai thác khoáng sản so với tổng thu NSNN, từ đó đánh giá mức độ đóng góp, động viên vào ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản.

- Kết quả thu của một số sắc thuế liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Đây là hai sắc thuế cơ bản phản ánh rõ nét nhất về mặt sản lượng khai thác khoáng sản cũng như tỷ lệ động viên vào ngân sách của từng sắc thuế.

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về công tác quản lý nợ thuế

Số thuế nợ so với số thu ngân sách: Đây là số liệu trên báo cáo thống kê của Cục Thuế và Chi cục Thuế. Phản ánh chất lượng công tác đôn đốc thu thuế của cơ quan thuế cũng như mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

2.3.5. Chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế so với tổng số doanh nghiệp tổng số doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ hiểu biết, mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế. Bên cạnh đó đánh giá được chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

2.3.6. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ thuế

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng chuyên môn của cán bộ thuế, mức độ quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại của ngành thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2012, tỉnh Phú Thọ kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh (01/01/1997 - 01/01/2012).

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước. Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía tây và phía nam của Phú

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 33 - 96)