Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 63 - 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế

Những năm gần đây hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí được sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường có sự quản lý của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhà nước. Hệ thống chính sách thuế được xây dựng hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ thực hiện. Công tác quản lý thuế được hiện đại hóa toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo hướng chuẩn mực quốc tế. Cụ thể như sau:

+ Về chính sách thuế GTGT: Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kịp thời, nội dung đầy đủ, dễ hiểu. Do đó việc thực hiện Luật thuế GTGT được thực hiện nghiêm minh; đối tượng nộp thuế, thuế suất được hướng dẫn chi tiết đến từng ngành nghề kinh doanh, từng loại tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt Luật thuế GTGT quy định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, đã hạn chế được việc xuất khẩu các loại tài nguyên, khoáng sản ở dạng thô; đẩy mạnh khâu chế biến tài nguyên, khoáng sản trong nước; hạn chế khấu trừ và hoàn thuế GTGT, tăng thu cho NSNN.

+ Thuế TNDN: Chính sách thuế TNDN được ổn định, thuế suất có xu hướng giảm (từ năm 2008 thuế suất phổ thông giảm từ 28% xuống 25%) góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, SXKD.

+ Thuế Tài nguyên: Đây là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo được; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản chưa qua chế biến.

Luật Thuế tài nguyên đã được thông qua vào ngày 25/11/2009 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010. Luật thuế tài nguyên ra đời đã bãi bỏ Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi năm 2008 đã đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tế và xu hướng phát triển, khắc phục một số hạn chế nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm nguồn thu cho NSNN.

Về giá tính thuế được giao cho UBND cấp tỉnh quy định cho từng thời kỳ và từng loại tài nguyên, khoáng sản, vì vậy đã phù hợp và sát với tình hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực tế của địa phương cũng như từng doanh nghiệp, hạn chế các trường hợp khai man, khai sai giá tính thuế nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

Thuế suất thuế tài nguyên đã được điều chỉnh tăng theo hướng điều chỉnh tăng cao đối với các loại tài nguyên khoáng sản quý hiếm. Mức thuế suất thay đổi đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành sớm (thường vào tháng 12 năm trước) để các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản nắm bắt và thực hiện kịp thời.

+ Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản: Theo quy định tại Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ, phí bảo vệ môi trường được xác định bằng mức thu trên một đơn vị sản phẩm. Nghị định của Chính phủ quy định mức khung tối thiểu và tối đa cho từng loại tài nguyên, khoáng sản và giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ quy định của Chính phủ để ban hành mức thu phí cho từng loại tài nguyên, khoáng sản và phù hợp với từng thời kỳ. Vì vậy mức thu phí bảo vệ môi trưởng trên địa bàn tỉnh sát với thực tế, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản dễ thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)