5. Kết cấu của luận văn
3.4.6. Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp công tác giữa các cơ
quan hữu quan
Do đặc thù của ngành khai thác tài nguyên, khoáng sản rất khó quản lý sản lượng khai thác, vì vậy việc chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh rất cần thiết và quan trọng. Trong những năm qua HĐND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản liên quan đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản như: Ban hành giá tối thiểu tính thuế tài nguyên, bảng giá tính phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Đây là cơ sở pháp lý để NNT tự kê khai và nộp tiền thuế, phí vào NSNN.
Năm 2008, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn về công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông Lô. Thành phần gồm các ngành: Công an, Sở Tài nguyên và môi trường, Quản lý thị trường tỉnh, Sở Tài chính, Cục Thuế,… Trong đó quy định mức nộp ngân sách tối thiểu và được ghi vào giấy phép khai thác của các doanh nghiệp, từ đó số thuế nộp NSNN đối với hoạt động khai thác cát sỏi trên Sông Lô ngày càng tăng.
Hàng năm Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành như Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra Nhà nước, Sở Tài chính, Cục Thuế thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh, xử lý thu hồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giấy phép khai thác của các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hoặc vi phạm quy định về hoạt động khai thác khoáng sản và đôn đốc các doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế, phí nộp vào NSNN.
Cục Thuế đã chủ động chỉ đạo các phòng thuộc văn phòng Cục, Chi cục Thuế các huyện, thành, thị phối hợp với UBND các địa phương đôn đốc các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn chấp hanh việc nộp thuế và phí vào NSNN kịp thời.