Đối với HĐND và UBND tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 90 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1.Đối với HĐND và UBND tỉnh

Một là, thành lập Ban chỉ đạo quản lý khoáng sản và tổ chuyên môn giúp việc Ban chỉ đạo ở cấp tỉnh và các huyện có nhiều khoáng sản như Việt Trì, Phù Ninh, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Tam Nông. Trên cơ sở đó xây dựng Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực và tổ chuyên viên giúp việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ban chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc.

Xây dựng Quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý và cấp phép khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp.

Hai là, Giá tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường cần quy định một cách linh hoạt, bám sát sự biến động giá cả của thị trường cho từng loại khoáng sản theo từng thời điểm cho phù hợp. Xây dựng mức thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với nước khoáng phù hợp với mục đích sử dụng của từng loại nước khoáng và phù hợp với giá cả thị trường. Tách nước khoáng thiên nhiên thành 02 mục là nước khoáng thiên nhiên dùng cho để uống, nước khoáng thiên nhiên dùng cho tắm.

Đối với các đơn vị khai thác cát, sỏi, Cục Thuế đề nghị UBND tỉnh chuyển thu tiền thuê mặt nước thành tiền thuê đất có mặt nước cho phù hợp với chính sách về thuê đất hiện hành.

Ba là, để quản lý tốt nguồn nước khoáng nóng, UBND tỉnh cần khuyến khích và tạo điều kiện để sớm hình thành doanh nghiệp làm đầu mối chung khai thác và cung cấp nguồn nước khoáng cho các cơ sở kinh doanh.

Trong thời gian chưa có tổ chức, doanh nghiệp khai thác cung cấp tập trung, đối với các cơ sở đang khai thác phải yêu cầu có hồ sơ đăng ký khai thác và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Các cơ sở khai thác phải lắp đặt đồng hồ đo đếm lượng nước khai thác để làm căn cứ tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

Bốn là, Chỉ đạo các ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn. Chú trọng đến công tác thẩm định trước khi cấp giấy phép khai thác và kiểm tra sau khi cấp phép khai thác. Xử lý rứt điểm các trường hợp được phép khai thác nhưng không đủ năng lực khai thác đã chuyển giao cho cơ sở kinh doanh khác nhưng không làm thủ tục chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với các cơ sở khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông phải đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng khác số lượng, công suất tàu hút cát, sỏi nhằm tránh trường hợp một đơn vị được cấp phép khai thác nhưng có nhiều đối tượng, nhiều tàu tham gia khai thác gây mất trật tự xã hội, khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, thất thu NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 90 - 92)