Công tác tổ chức cán bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2.Công tác tổ chức cán bộ

Nhận thức cán bộ là nhân tố quyết định việc thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, trong những năm qua, Cục Thuế đã quan tâm, choăm lo xây dựng đội ngũ CBCC ngành thuế theo yêu cầu cải cách – hiện đại hóa ngành thuế. Một số nội dung công tác tổ chức cán bộ Cục Thuế tập trung lãnh đạo, thực hiện tốt đó là: Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bồi dưỡng cán bộ và phối hợp chặt chẽ với cáp ủy chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.

+ Về sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện chức năng nhiệm vụ:

Từ năm 2008 đến nay, Cục Thuế đã thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, quản lý theo chức năng kết hợp với quản lý theo đối tượng, đảm bảo không chồng chéo, không bỏ sót chức năng nhiệm vụ, phù hợp với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tình hình thực tế. Tại cơ quan Cục Thuế có 12 phòng; tại 13 Chi cục Thuế có 113 đội thuế, trong đó có 41 đội thuế liên xã phường.

Đầu năm 2013 công tác ủy nhiệm thu đã được thu hẹp, hiện nay ngành thuế chỉ ủy nhiệm thu thuế tại các phường, thị trấn; các xã còn lại do cán bộ thuế trực tiếp quản lý thu. Vì vậy một số cán bộ ở các bộ phận khác phải luân chuyển về đội thuế liên xã phường.

Sau khi sắp xếp và quy định rõ chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy vận hành tốt, đã nâng cao một bước hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế từ Cục Thuế tới các Chi cục Thuế.

+ Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

Cùng với việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, duy trì nghiêm kỷ luật kỷ cương và nâng cao trách nhiệm công vụ; quan tâm thực hiện đẩy đủ các chế độ chính sách tiền lương, khen thưởng, bảo biểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm con người… Cục Thuế đã chú trọng thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Cục Thuế tập trung đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính, tin học để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và cơ cấu ngạch công chức và không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ lãnh đạo góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.

Từ năm 2008 đến nay, Cục Thuế đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho 5.021 lượt cán bộ; phối hợp với tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính cho 171 cán bộ; đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho 25 cán bộ công chức; hoàn thiện trung cấp lý luận chính trị cho 75 cán bộ công chức; tổ chức bồi dưỡng tin học cho hơn 2.000 lượt cán bộ; đào tạo đại học luật, đại học ngoại ngữ (bằng 2) 11 cán bộ; đào tạo tiếng dân tộc mường cho 100% CBCC Chi cục Thuế miền núi, vùng sâu, vùng xa (Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập); bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho 121 CBCC.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Căn cứ Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ; Quyết định số 675/QĐ-BTC ngày 16/4/2008 của BộTài chính về việc quy định danh mục vị trí công tác cần định kỳ chuyển đổi đối với CBCC, viên chức tại các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã tổ chức quán triệt và xây dựng, ban hành Công văn số 268/CT-TCCB ngày 05/02/2009 về việc thực hiện quy chế điều động luân chuyển, luân phiên công việc, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ công chức thuộc phạm vi được phân cấp hàng năm.

Hàng năm Cục Thuế phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để trao đổi, thống nhất trước khi thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo cấp Chi cục Thuế; chỉ đạo các phòng, Chi cục Thuế luân phiên chuyển đổi vị trí đối với cán bộ công chức thuộc phạm vi được phân cấp, nhằm thực hiện thống nhất trong toàn ngành, coi việc luân chuyển, luân phiên và điều động là công việc thường xuyên đối với cán bộ công chức ngành thuế, là một biện pháp quan trọng để cán bộ lãnh đạo, công chức tiếp cận công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, khắc phục sự bảo thủ, trì trệ, thiếu sự chủ động trong công tác, nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, củng cố tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tăng cường cán bộ cho những nơi, những công việc có nhu cầu cấp bách, đồng thời để rèn luyện, bồi dưỡng thử thách cán bộ, giúp cán bộ trưởng thành toàn diện, thông thạo nhiều lĩnh vực công tác, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. Từ năm 2009 đến nay Cục Thuế đã điều động, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác 722 lượt CBCC.

+ Công tác thi đua khen thưởng:

Hàng năm, Cục Thuế Phú Thọ tổ chức phát động phong trào thi đua trong toàn ngành thuế tạo không khí thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức đánh giá phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phong trào thi đua. Do làm tốt công tác thi đua khen thưởng, CBCC đã hăng say công tác, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.4.3.Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thuế

Các năm qua Cục Thuế thường xuyên động viên, cử cán bộ đi học các lớp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Vì vậy trình độ của cán bộ thuế ngày được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chung của ngành.

Bảng 3.8: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ năm của cán bộ Cục Thuế năm 2012 và năm 2013 Số TT Tên đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Thạc sỹ Đại học Cao đẳng trung cấp Thạc sỹ Đại học Cao đẳng trung cấp A B 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Lãnh đạo Cục 3 3 4 1 3

2 Phòng Kiểm tra thuế số 1 10 10 12 3 9

3 Phòng Thanh tra 12 1 11 13 4 9

4 Phòng Kiểm tra thuế số 2 13 2 11 13 2 11

5 Phòng Quản lý nợ thuế 7 7 7 7

6 Phòng TT và HTNNT 7 7 8 1 7

7 Phòng Tổng hợp-Dự toán 11 3 7 1 11 2 9

8 Phòng quản lý thuế TNCN 8 8 9 8 1

9 Phòng Kiểm tra nội bộ 11 1 10 11 1 10

10 Phòng Tổ chức 6 6 5 5

11 Phòng HC-QT-TV-AC 21 14 7 20 1 12 7

12 Phòng kê khai kế toán 13 13 12 12

13 Phòng Tin học 8 3 5 8 2 6

Cộng văn phòng Cục 130 10 112 8 133 17 108 8

14 Chi cục Thuế Việt Trì 101 49 52 105 3 49 53

15 Chi cục Thuế Phú Thọ 43 24 19 43 2 24 17 16 Đoan Hùng 36 14 22 34 13 21 17 Hạ Hòa 34 1 20 13 32 1 24 7 18 Thanh Ba 39 16 23 34 1 11 22 19 Phù Ninh 45 20 25 45 2 20 23 20 Cẩm Khê 32 19 13 30 18 12 21 Yên Lập 23 12 11 21 11 10 22 Tam Nông 26 12 14 27 14 13 23 Thanh Sơn 31 17 14 32 1 17 14 24 Lâm Thao 37 20 17 35 2 20 13 25 Thanh Thủy 24 15 9 26 19 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

26 Tân Sơn 15 7 8 15 8 7

Cộng các Chi cục Thuế 486 1 245 240 479 12 248 219

Tổng 616 11 357 248 612 29 356 227

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế qua các năm)

Qua biểu phân tích trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ qua 2 năm (2012 và 2013) chúng ta thấy Cục Thuế luôn quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực. Năm 2012 tỷ lệ cán bộ có trình độ thạc sỹ là 1,8%, năm 2013 tăng lên 4,7 %; tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2012 là 40,2% và giảm còn 37% năm 2013

Bảng 3.9: Chất lƣợng tuyển dụng qua từng thời kỳ

STT Trình độ cán bộ Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1 Thạc sỹ - 2 Đại học 17 14 32 3 Cao đẳng và trung cấp 20 2 Tổng 37 - 14 - 34

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế qua các năm)

Từ năm 2008 đến năm 2012 số lượng tuyển dụng cán bộ qua các năm rất ít, chất lượng tuyển dụng được tăng lên; năm 2008 tỷ lệ cán bộ tuyển dụng có trình độ đại học là 54% nhưng các năm sau chủ yếu tuyển dụng cán bộ có trình độ đại học trở lên.

Bên cạnh sự quan tâm chú trọng đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, ngành thuế tăng cường công tác đào tạo trình độ lý luận chuyên chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật của ngành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 69)