Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế

1.1.3.1. Nhân tố khách quan

+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế:

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế có vai trò quan trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thuế. Nếu hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách của NNT tôt hơn, thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách thuế không đồng bộ, thống nhất, công bằng thì sẽ làm cho công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn, hạn chế thúc đẩy SXKD, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Về lý thuyết, nếu thu thuế quá cao thường dẫn đến tình trạng NNT vì muốn đạt được lợi ích kinh tế của mình sẽ tìm mọi cách trốn thuế, gian lận thuế. Vì vậy chính sách thuế sẽ đạt mức tối ưu khi tỷ lệ động viên ở mức độ phù hợp.

Chính sách pháp luật thuế hiện hành còn có những sơ hở, thiếu chặt chẽ, thiếu minh bạch nên một số NNT lợi dụng để thực hiện hành vi “lách luật” để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh đó, chính sách thuế thường xuyên được sửa đổi, bổ sung gây nhiều khó khăn cho quản lý thuế cả về phía cơ quan thuế cũng như từ phía NNT. Một trong những tính chất của thuế là tính ổn định, nếu chính sách thuế hay thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các hành vi trái pháp luật gia tăng do cả không nắm bắt kịp và do cả lợi dụng.

Chế tài xử lý các vi phạm luật thuế không đủ mạnh để làm cho đối tượng nộp thuế không dám thực hiện gian lận. Trong xã hội văn minh mọi hoạt động của con người được điều chỉnh bằng pháp luật trong đó pháp luật quy định những hình phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Hình phạt dùng để xử lý các hành vi vi phạm đồng thời có tính giáo dục răn đe. Luật thuế không là ngoại lệ, để đảm bảo thực hiện tốt luật thì phải có các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về thuế, đồng thời răn đe các đối tượng không dám làm sai luật.

+ Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của NNT

Trình độ hiểu biết chính sách pháp luật thuế của NNT cao sẽ tạo điều kiện cho chính sách dễ ràng đi vào cuộc sống, giảm thiểu chi phí của cơ quan thuế trong việc tuyên truyền, hộ trợ NNT. Bên cạnh đó ý thức tuân thủ pháp luật của NNT tốt là tiền đề cho việc thực thi pháp luật nghiêm minh, hạn chế các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, kê khai thuế chậm…

+ Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế

Trong công tác quản lý, ngoài cơ quan thuế ra cần phải có sự hợp tác của các cơ quan có liên quan như UBND các cấp; Cơ quan Công an, Cơ quan Quản lý thị trường. Cơ quan Tài nguyên môi trường…. Điều 13 Luật Quản lý thuế đã nêu rõ “Các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ thuế.” “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quảnlý thuế.”[12]

Điều 17 Luật quản lý thuế quy định về hợp tác quốc tế về quản lý thuế như sau: “Theo chức năng và quy định của pháp luật, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm: Thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thoả thuận quốc tế song phương với cơ quan quản lý thuế các nước; Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan.”[12]

Như vậy, với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành có liên quan; nếu sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan có liên quan được chặt chẽ và thường xuyên sẽ tăng cường công tác quản lý thuế, hạn chế những tiêu cực phát sinh, thúc đẩy kinh tế phát triển.

1.1.3.2. Nhân tố chủ quan

Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt hơn so với các nhân tố khách quan. Vì thế, các yếu tố chủ quan này thường mang tính quyết định đối với hiệu quả công tác quản lý thuế.

+ Tổ chức bộ máy quản lý:

Ở Trung ương có Tổng cục thuế thuộc Bộ tài chính. Bộ máy giúp việc cơ quan Tổng cục gồm các Vụ chức năng và Cục Công nghệ thông tin.

Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các Cục thuế. Các Cục thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của Tổng cục thuế và UBND cùng cấp.

Ở cấp quận, huyện và cấp tương đương có Chi cục Thuế thuộc Cục thuế. Chi cục thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của Cục thuế và UBND cùng cấp.

Như vậy, cơ cấu trên là hợp lí và tương đối chặt chẽ. Cơ cấu đó có tác động lớn tới công tác quản lý thuế. Cụ thể, việc thống nhất hệ thống tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bộ máy quản lý về thuế không những cho phép Nhà nước quản lý thống nhất chế độ thuế trong cả nước, mà còn tạo cơ sở về mặt tổ chức bảo đảm thực hiện thành công đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thuế.

+ Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế:

Rõ ràng, nếu trình độ, năng lực quản lý thuế cũng như đạo đức của cán bộ quản lý thuế tốt thì việc thi hành chính sách thuế sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại. Hiện nay trình độ của các cán bộ quản lý thuế luôn được Nhà nước quan tâm, việc đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ được tiến hành thường xuyên. Do đó đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng tăng cao, đạo đức nghề nghiệp luôn được tăng cường, sẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác quản lý thuế.

+ Bên cạnh yếu tố con người thì điều kiện cơ sở vật chất của cơ quan đó là trụ sở làm việc, trang thiết bị văn phòng, phương tiện và công cụ công tác cần được bổ sung nhằm đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác quản lý như trụ sở làm việc, phương tiện quản lý như máy tính, các ứng dụng phần mềm quản lý thuế, hệ thống truyền thông...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 28)