5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Đặc điểm của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản
Theo Luật Khoáng sản năm 2010: “ Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của nó”[16]
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản có từ khá lâu đời. Lúc đầu hoạt động khai thác khoáng sản chỉ là khai thác đá, sắt, đồng… để làm công cụ phục vụ cho chăn nuôi, trồng trọt, luyện vũ khí để chống giắc ngoại xâm. Nhưng phải đến thời pháp thuộc hoạt động khai thác khoáng sản được coi như một nghề. Mục đích khai thác khoáng sản là để làm nguyên liệu sản xuất và phục vụ cho Đế quốc Pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ sau khi nền kinh tế của đất nước ta đổi mới, hoạt động khai thác khoáng sản được quan tâm nhiều hơn, lúc đó chúng ta mới nhận thấy tầm quan trọng của khai thác khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Về phương diện kinh tế: Khi nói đến vai trò của khoáng sản, ta không thể không kể đến tầm quan trọng của nó đối với ngành công nghiệp. Khoáng sản là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp then chốt. Tuy nhiên công nghiệp chế biến của Việt Nam còn chưa phát triển, các loại khoáng sản khai thác được vẫn chủ yếu dùng để xuất khẩu thô. Tài nguyên khoáng sản đã có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế. Khi tiến hành các hoạt động khai thác khoáng sản, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế GTGT, thuế TNDN, tiền thuê đất.
Về phương diện chính trị: Tài nguyên khoáng sản giúp các quốc gia bình ổn, giữ gìn trật tự xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên việc khai thác khoáng sản đem lại tác động không nhỏ đến môi trường, đến cuộc sống con người, nếu chúng ta không có biện pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản thì không những lãng phí nguồn tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống của con người kể cả hiện tại và trong tương lai. Vì vậy hiện nay Việt Nam đang tích cực bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu hiện tượng “nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu. Một trong những công cụ kinh tế nhằm tác động vào hoạt động khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước đó là công cụ thuế. Tùy theo từng thời kỳ cụ thể, căn cứ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, chính sách thuế góp phần vào việc khuyến khích hoặc hạn chế khai thác tài nguyên, khoáng sản. Nguồn thu từ thuế để phục vụ phát triển đất nước, trong đó có việc đầu tư để cải tạo lại môi trường thiên nhiên sau khi khai thác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/