Các mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 84 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.4.Các mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-

của Ngành thuế Việt Nam

- Cải cách chính sách thuế:

Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư;

Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tư các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Hệ thống chính sách thuế bảo đảm tính đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đối với thuế tài nguyên, sửa đổi bổ sung theo hướng thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo được; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến; sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.

+ Cải cách về quản lý thuế:

Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho NNT;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của NNT; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.

Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan thuế các nước, các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và tìm kiếm nguồn vốn vay, vốn tài trợ cải cách và hiện đại hóa công tác thuế. [5]

4.2. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Sau khi nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong 5 năm qua; bối cảnh và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, chúng tôi đưa ra một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp sau đây:

4.2.1. Phương hướng

4.2.1.1. Về quan điểm

- Một là, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp và hộ kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khai thác khoáng sản đẩy mạnh đầu tư, cải tiến công nghệ, SXKD ngày càng phát triển.

- Hai là, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT; nâng cao trình độ quản lý kinh tế của giám đốc, trình độ nghiệp vụ kế toán của các doanh nghiệp. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp trong cả nước;

- Ba là, tăng thu ngân sách địa phương, bổ sung kinh phí cho việc cải tạo và bảo vệ môi trường theo hướng tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ các khoản thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường cho các địa bàn có hoạt động khai thác khoáng sản; giữ gìn trật tự xã hội ở nơi khai thác nhằm cho các doanh nghiệp SXKD ổn định; thu hút và tạo công ăn việc làm cho người lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động tại các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó cần có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm khai thác.

- Bốn là, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường.

4.2.1.2. Mục tiêu

- 100% các doanh nghiệp khai thác khoáng sản được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ từ cơ quan thuế;

- 100% các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế đầy đủ, đúng thời hạn; - Các thông tin thay đổi của NNT được cập nhật kịp thời trên ứng dụng của ngành thuế;

- Quản lý chặt chẽ sản lượng tài nguyên khoáng sản khai thác;

- Số thuế, phí được kê khai đảm bảo đúng chính sách, chế độ và sát với thực tế sản lượng khai thác và doanh thu tiêu thụ;

- Cơ quan thuế thực hiện thu đúng, đủ và nộp kịp thời vào NSNN; - Số thu ngân sách qua các năm từ hoạt động khai thác khoáng sản tăng từ 16% - 18%

4.2.2. Một số giải pháp

4.2.2.1.Tăng cường quản lý thông tin NNT

- Ngành thuế phối hợp với các cơ quan liên quan như Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản như doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nghỉ, bỏ kinh doanh; các thông tin về địa bàn khai thác, loại khoáng sản được khải thác;

- Chi cục Thuế các huyện, thành, thị phối hợp với UBND các địa phương rà soát các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn để đưa 100% vào diện quản lý thuế. Riêng đối với các hộ kinh doanh nước khoáng nóng, cần phải tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của tất cả các hộ kinh doanh, phấn đấu quản lý 100% về số hộ kinh doanh, đầy đủ các sắc thuế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế GTGT, thuế TNCN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quản lý thông tin trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế một cách đầy đủ, khoa học. Các thông tin của NNT phải được cập nhật thường xuyên trên ứng dụng quản lý thuế như danh bạ người nộp thuế, doanh thu, mức thuế...

- Công tác tra cứu, trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong cơ quan thuế, giữa các cơ quan thuế với nhau phải thường xuyên, có hiệu quả.

4.2.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT

- Đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền có tính giáo dục, thuyết phục cao như phim, tiểu phẩm, thi tìm hiểu pháp luật thuế, Luật khoáng sản. Nội dung tuyên truyền cần hướng trọng tâm vào cộng đồng dân cư, vùng sâu, vùng xa, vùng có hoạt động khai thác khoáng sản nhằm cho mọi người dân hiểu được chính sách thuế và các chính sách liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản; Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng hóa đơn, định hướng cho người dân khi đi mua hàng hàng hóa đều phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định;

- Tổ chức đối thoại thường xuyên với NNT theo quy chế của Tổng cục Thuế; nâng cao chất lượng trang Website của Cục Thuế, có đầy đủ thông tin chính xác, dễ truy cập nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; Chú trọng hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng hỗ trợ kê khai theo mã vạch hai chiều, nộp tờ khai thuế qua mạng internet, nộp thuế qua các ngân hàng thương mại...

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào thủ tục đăng ký thuế và thủ tục kê khai thuế.

4.2.2.3.Tăng cường công tác kê khai, kế toán thuế

- Đối với các trường hợp tự khai, tự tính thuế: Đôn đốc kịp thời các trường hợp nộp chậm tờ khai thuế, phát hành thông báo đôn đốc nộp tờ khai, lập danh sách các trường hợp 3 tháng liên tục không nộp tờ khai hoặc nộp tờ khai chậm. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chế độ kê khai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp kê khai các loại thuế, phí theo quy định mới của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và của HĐND, UBND tỉnh kịp thời và đúng chế độ, chính sách. Xử lý rứt điểm các trường hợp kê khai sai thuế suất thuế GTGT, sai giá tính thuế, áp dụng không đúng đối tượng chịu thuế GTGT đối với tài nguyên, khoáng sản xuất khẩu chưa qua chế biến thành sản phẩm khác nhằm trốn thuế, gian lận thuế.

Kiểm tra, quản lý chặt chẽ tình hình quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ của NNT, tránh tình trạng bán hàng hóa không viết hóa đơn nhằm mục đích trốn thuế của các doanh nghiệp.

- Đối với các trường hợp khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông, UBND tỉnh xác định nghĩa vụ tài chính cho từng NNT:

Trên cơ sở sản lượng khai thác được giao trên Quyết định cấp phép khai thác cho các doanh nghiệp, Cục Thuế phối hợp với Sở Tài chính xây dựng mức nộp ngân sách tối thiểu để làm căn cứ khoán nộp Ngân sách cho từng doanh nghiệp khai thác đối với các loại thuế TNDN, GTGT, Thuế tài nguyên, Phí bảo vệ môi trường. Căn cứ vào mức khoán nộp ngân sách được ghi trên giấy phép khai thác, cơ quan thuế hướng dẫn NNT kê khai và nộp thuế theo đúng quy định, đồng thời kết quả thu nộp ngân sách làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành thu nộp ngân sách với Nhà nước và làm căn cứ để UBND tỉnh gia hạn cấp phép khai thác vào các năm sau.

4.2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra NNT

Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm trên cơ sở phân tích rủi ro về thuế, thực hiện đúng phần mềm Hỗ trợ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra TPR. Để thực hiện được TPR thì trước hết phải thực hiện tốt việc cập nhật dữ liệu trên phần mềm Quản lý thuế (QLT), phần mềm nhập báo cáo tài chính , hệ thống tập trung và khai thác thông tin NNT.

Đẩy mạnh kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế để phát hiện các dấu hiệu sai phạm trong kê khai thuế, đây là cơ sở quan trọng cho việc quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định kiểm tra tại trụ sở NNT. Việc kiểm tra tại trụ sở NNT cần được thực hiện theo đúng Quy trình kiểm tra thuế.

Tập trung kiểm tra thuế đối với các doanh nghệp rủi ro cao về thuế: + Các doanh nghiệp mới thành lập đăng ký kinh doanh đa ngành nghề nhưng số vốn đăng ký thấp.

+ Các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh bất hợp lý (quy mô kinh doanh cao gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu).

+ Các doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ.

+ Các doanh nghiệp có nhiều điểm khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh + Các doanh nghiệp có số thuế GTGT âm lớn kéo dài.

Xây dựng bộ tiêu chí nhận biết các hành vi sai phạm về thuế đặc biệt là thuế GTGT, thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường phục vụ cho công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng kiểm tra và ứng xử của công chức thuế trong quá trình kiểm tra tại doanh nghiệp.

Các trường hợp gian lận về thuế phải bị xử phạt nghiêm minh theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành để có tác dụng răn đe và giáo dục các doanh nghiệp khác chấp hành đúng pháp luật thuế.

4.2.2.5. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Cần phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau, không chỉ phân loại nợ thuế thành nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý như quy trình hiện hành. Nợ thuế cần được phân loại cụ thể theo các tiêu chí khác như: Theo khả năng thu nợ, theo đặc điểm sở hữu của đối tượng nợ, theo loại hình doanh nghiệp, theo sắc thuế, theo tuổi nợ, theo nguyên nhân nợ… Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình giúp cán bộ quản lý nợ thuế và lãnh đạo cơ quan thuế có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ, đặc điểm nợ, đặc điểm của đối tượng nợ thuế… Từ đó, có biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế phù hợp nhất hoặc có kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên trong xử lý các khoản nợ thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tăng cường áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế mạnh như: Phạt chậm nộp; phối hợp với ngân hàng thương mại; đình chỉ sử dụng hóa đơn; thông báo doanh nghiệp nợ thuế trên phương tiện thông tin đại chúng…

Cần coi hiệu quả công tác quản lý nợ là một nội dung đánh giá năng lực quản lý thuế của cơ quan thuế.

4.2.2.6. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế tận tâm, chuyên nghiệp và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý thuế

Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho CBCC thuế;

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành. Tập trung việc theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ CBCC thuế trong quá trình thực thi công vụ, chú trọng vào những khâu dễ xảy ra tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Nhà nước;

Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế có tính liên kết và tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử theo lộ trình của Tổng cục Thuế; xây dựng trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất cho cấp Chi cục Thuế và Đội thuế.

4.2.2.7. Tăng cường phối hợp với các ngành liên quan như Công an, Quản lý thị trường, Tài nguyên và môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với HĐND và UBND tỉnh

Một là, thành lập Ban chỉ đạo quản lý khoáng sản và tổ chuyên môn giúp việc Ban chỉ đạo ở cấp tỉnh và các huyện có nhiều khoáng sản như Việt Trì, Phù Ninh, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Tam Nông. Trên cơ sở đó xây dựng Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực và tổ chuyên viên giúp việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ban chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc.

Xây dựng Quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý và cấp phép khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp.

Hai là, Giá tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường cần quy định một cách linh hoạt, bám sát sự biến động giá cả của thị trường cho từng loại khoáng sản theo từng thời điểm cho phù hợp. Xây dựng mức thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với nước khoáng phù hợp với mục đích sử dụng của từng loại nước khoáng và phù hợp với giá cả thị trường. Tách nước khoáng thiên nhiên thành 02 mục là nước khoáng thiên nhiên dùng cho để uống, nước khoáng thiên nhiên dùng cho tắm.

Đối với các đơn vị khai thác cát, sỏi, Cục Thuế đề nghị UBND tỉnh chuyển thu tiền thuê mặt nước thành tiền thuê đất có mặt nước cho phù hợp với chính sách về thuê đất hiện hành.

Ba là, để quản lý tốt nguồn nước khoáng nóng, UBND tỉnh cần khuyến khích và tạo điều kiện để sớm hình thành doanh nghiệp làm đầu mối chung khai thác và cung cấp nguồn nước khoáng cho các cơ sở kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 84 - 96)