Tình hình hoạt động dịch vụkiều hối của NHNoVN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 73 - 119)

4. Bố cục của luận văn

3.2.2. Tình hình hoạt động dịch vụkiều hối của NHNoVN

3.2.2.1. Những đặc điểm chung

NHNo VN là NHTM nhà nƣớc vừa thực hiện các hoạt động kinh doanh vừa thực hiện các hoạt động chính sách xã hội.

Ngoài nhiệm vụ kinh doanh nhƣ các NHTM khác, NHNo VN còn đảm nhận một số hoạt động vì mục tiêu chính sách xã hội. Nhiều năm qua, NHNo VN đảm nhận nhiều chƣơng trình cho vay ƣu đãi, không đáp ứng tiêu chí thƣơng mại nhƣng có tác động quan trọng về chính trị xã hội nhƣ: cho vay theo chỉ định của Chính Phủ, cho vay khắc phục lũ lụt, cho vay đi XKLĐ...

Tại các chi nhánh, nhất là chi nhánh tại các vùng nông thôn hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào các nghiệp vụ truyền thống là: huy động vốn và cho vay; mũi nhọn kinh doanh chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng, có những chi nhánh doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tới 99% trong tổng doanh thu. Đặc điểm này có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động cung ứng kiều hối của NHNo VN.

Khách hàng của NHNo VN nhiều về số lƣợng nhƣng khả năng nhận thức về dịch vụ của ngân hàng còn rất hạn chế.

NHNo VN có số lƣợng khách hàng lớn nhất thuộc mọi thành phần kinh tế nhƣng chủ yếu vẫn là hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, với hơn 10 triệu khách hàng trong đó: 30.000 doanh nghiệp, số còn lại là tƣ nhân, cá thể, hộ sản xuất, tổ hợp tác… nên khả năng nhận thức của họ còn rất nhiều hạn chế. Đặc điểm này ảnh hƣởng đến sự tiếp nhận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ kiều hối nói riêng.

NHNo VN là loại ngân hàng đa chi nhánh, bộ máy tổ chức lớn, nhiều cấp quản lý, địa bàn trải rộng và chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trƣớc năm 2004, kiều hối là một mảng nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo VN và không đƣợc quản lý và phát triển tập trung. Từ năm 2004, với sự hình thành một bộ phận chi trả WU nằm trong Ban Quan hệ Quốc tế thì NHNo VN bắt đầu coi trọnghoạt động này. Thông qua việc thực hiện cơ cấu lại hoạt động tại Trụ Sở Chính NHNo VN, bộ phận WU này đƣợc chuyển giao cho Sở Quản lý Kinh doanh Vốn và Ngoại tệ (nay sát nhập vào Sở Giao Dịch NHNo VN) và thành lập ra phòng Dịch vụ Kiều hối để thực hiện các nhiệm vụ quản lý phát triển dịch vụ kiều hối của NHNo VN.

Với một cơ cấu tổ chức hùng mạnh hiện NHNo VN là ngân hàng có mạng lƣới rộng nhất khoảng 2300 điểm giao dịch trên toàn quốc, lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung, dịch vụ kiều hối nói riêng, thì mạng lƣới các kênh phân phối rộng, khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi là một điều kiện đảm bảo cho sự thành công. Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa NHNo VN với các ngân hàng thƣơng mại khác và cũng là điểm mạnh đáng kể của NHNo VN trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Biểu đồ 3.5: Thị phần NHNo VN trong các ngân hàng tại Việt Nam

BIDV 20.9% VCB 20.5% Vietinbank 18.4% Khối cổ phần 16.3% NHNo VN 15% Ngân hàngnƣớc ngoài 15.6%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn Vụ Ngoại hối NHNN)

Hiện nay, NHNo VN đứng thứ nhất tại Việt Nam về về mạng lƣới hệ thống nhƣng chỉ đứng thứ 4 trong khối ngân hàng nhà nƣớc về thị phần.

Xu thế tất yếu phù hợp với xu hƣớng chung của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc là phục vụ đối tƣợng khách hàng cá nhân, bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ kiều hối cho khách hàng mà NHNo VN còn phải nỗ lực tăng cƣờng thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, tổ chức chuyển tiền ở nƣớc ngoài, các ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài. Có chính sách khai thác và tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống NHNo VN đem lại lợi nhuận và vị thế lâu dài cho ngân hàng.

3.2.2.2. Các sản phẩm kiều hối tại NHNo VN

Từ năm 2009 NHNo VN chú trọng phát triển nhiều hơn về mảng kiều hối, đã hợp tác thêm với nhiều đối tác và triển khai đƣợc thêm các kênh chuyển tiền từ các nƣớc. Có một số phƣơng thức giao dịch chính nhƣ sau:

Thứ nhất, dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua tài khoản hoặc CMT

Sơ đồ 3.1: Chuyển tiền kiều hối qua tài khoản hoặc chứng minh thư

Đây là phƣơng thức truyền thống mà các ngân hàng vẫn thƣờng xuyên sử dụng. Theo cách thức chuyển tiền này thì phí thấp nhƣng mất nhiều thời gian.

Thông qua hệ thống SWIFT, tất cả các lệnh chuyển tiền đến từ ngân hàng nƣớc ngoài, ghi có tài khoản Nostro của NHNo VN để trả tiền cho ngƣời hƣởng là cá nhân ngƣời Việt Nam đƣợc với các cách thức:

1. Ngƣời chuyển tiền tới bất kỳ một ngân hàng nào ở nƣớc chuyển để yêu cầu chuyển tiền về Việt Nam. Tại đây ngƣời chuyển tiền phải điền thông

Hệ thống thanh toán bù trừ NHNo&PT NT Việt Nam Ngƣời chuyển tiền Ngân hàng nƣớc ngoài (Ngân hàng chuyển) Ngƣời nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tin vào đơn xin chuyển tiền và nộp phí theo quy định của Ngân hàng nƣớc ngoài. Các thông tin này bao gồm:

- Tên, địa chỉ, số điện thoại của ngƣời gửi và ngƣời nhận: Nên viết hoa không dấu.

- Số tài khoản của ngƣời nhận (hoặc số Chứng minh Nhân dân). - Ghi đầy đủ tên của ngân hàng thụ hƣởng bằng tiếng Anh:

+ Tên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development).

+ Tên và địa chỉ của chi nhánh NHNo&PTNTmà khách hàng mở tài khoản hoặc chỉ định đến lấy tiền.

2. Ngân hàng nƣớc ngoài (ngân hàng chuyển) sẽ xử lý yêu cầu chuyển tiền về NHNo VN qua hệ thống thanh toán bù trừ.

3. Các Ngân hàng thanh toán bù trừ có thể thu một tỷ lệ phí nhất định trên số tiền chuyển rồi chuyển lệnh về NHNo VN.

4. NHNo VN nhận đƣợc báo Có sẽ ghi có và thông báo cho ngƣời thụ hƣởng.

Sơ đồ 3.2: Quy trình thanh toán chuyển tiền kiều hối qua hệ thống SWIFT

Cơ chế xử lý: Lệnh chuyển tiền kiều hối đƣợc xử lý tập trung cho toàn hệ thống tại Sở giao dịch của NHNo VN.

Quy trình xử lý:

- Tại Phòng Swift của Sở giao dịch : Nhận điện từ nƣớc ngoài chuyển về phân luồng thẳng từ máy chủ SWIFT vào hệ thống IPCAS để chuyển tiếp điện về hệ thống SWIFT nội bộ cho Chi nhánh.

- Tại Phòng Kế toán (1000) của Sở giao dịch tiếp nhận các lệnh chuyển tiền đến từ Phòng SWIFT hạch toán và chuyển tiếp về Chi nhánh.

Ngân hàng đại lý nƣớc ngoài Phòng SWIFT Phòng Kế toán thanh toán Chuyển tiếp về chi nhánh Trả tiền cho ngƣời hƣởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tại chi nhánh: nhận lệnh chuyển tiền về, báo có cho khách hàng và gửi báo có chuyển tiền kiều hối cho khách hàng. Khách hàng nhận đƣợc thông báo sẽ đến ngân hàng nhận tiền. Hình thức nhận tiền: lĩnh tiền mặt ngoại tệ, bán ngoại tệ cho ngân hàng để lĩnh tiền mặt VNĐ, chuyển khoản sang tài khoản tiết kiệm.

Thứ hai, Dịch vụ nhận kiều hối qua hình thức chuyển tiền nhanh Western Union

NHNo VN đã ký hợp đồng làm đại lý cho Western Union từ năm 2004. Công ty Western Union đƣợc thành lập từ năm 1851, năm 1871 dịch vụ chuyển tiền Western Union Money Transfer đƣợc ra mắt công chúng. Hiện tại Western Union có hƣơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với 300,000 điểm giao dịch trên toàn thế giới.Theo hợp đồng này, NHNo VN không đƣợc phép ký thỏa ƣớc cung cấp dịch vụ kiều hối với bất kỳ công ty nào khác trừ những hợp đồng đã ký trƣớc khi ký với Western Union (đây là một điểm bất lợi với NHNo VN).Trên cơ sở hợp đồng này, họ đã cung cấp cho NHNo VN một đƣờng truyền số liệu để liên hệ xin cấp phép trực tiếp với trung tâm Western Union tại Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.3: Quy trình chuyển tiền qua Western Union

Ngƣời chuyển tiền ở nƣớc ngoài đến các điểm giao dịch của Western Union điền thông tin vào phiếu gửi tiền. Nhân viên Western Union tiến hành giao dịch và cung cấp cho ngƣời gửi mã số chuyển tiền, ngƣời gửi thông báo cho ngƣời nhận mã số đó bằng điện thoại. Ngƣời nhận đến điểm giao dịch Western Union của NHNo VN để nhận tiền. Tại đó, các chi nhánh NHNo VN sẽ trả tiền cho khách hàng sau khi đã kiểm tra và đối chiếu khớp đúng các thông tin của khách hàng với thông tin trên hệ thống Western Union.

Thứ ba, chuyển tiền qua ngân hàng BNY Mellon Taipei

NHNo VN đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chuyển tiền kiều hối từ Đài Loan về Việt Nam với ngân hàng Bank of New York Mellon Taipei năm 2010. Đây là dịch vụ chi trả kiều hối từ thị trƣờng Đài Loan cho ngƣời cƣ trú và không cƣ trú là cá nhân tại Việt Nam theo thỏa thuận nguyên tắc giữa NHNo&PTNT Việt Nam với BNY Mellon Taipei. Với dịch vụ chuyển tiền qua kênh ngân hàng này khách hàng có thể nhận tiền qua tài khoản, CMT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoặc mã số chuyển tiền (14 chữ số) tại bất kỳ điểm giao dịch nào của NHNo VN với thời gian nhanh chóng và thuận tiện.

Sơ đồ 3.4: Quy trình chuyển tiền qua BNY

Ngƣời chuyển tiền ở Đài Loan đến các điểm giao dịch của Ngân hàng Chang Hwa Bank điền thông tin vào phiếu gửi tiền. Nhân viên Chang Hwa Bank tiến hành giao dịch và cung cấp cho ngƣời gửi mã số chuyển tiền (14 chữ số), ngƣời gửi thông báo cho ngƣời nhận mã số đó bằng điện thoại.Điện chuyển tiền sẽ đƣợc truyền qua hệ thống Swift của ngân hàng BNY Mellon Taipei, rồi chuyển về NHNo VN. Ngƣời nhận có thể đến bất kỳ điểm giao

dịch của NHNo VN để nhận tiền. Tại đó, các chi nhánh NHNo VN sẽ trả tiền cho khách hàng sau khi đã kiểm tra và đối chiếu khớp đúng các thông tin của khách hàng với thông tin trên hệ thống.

Thứ tư, chuyển tiền qua ngân hàng MayBank từ thị trƣờng Malaysia MayBank là ngân hàng đứng vị trí số 1 ở Malaysia, nằm trong top 4 các ngân hàng khu vực Đông Nam Á. MayBank hiện có hơn 1,750 chi nhánh và văn phòng đại diện ở 14 quốc gia, phục vụ cho khoảng 16 triệu khách hàng. Ngân hàng này cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều hối (với mã số 16 ký tự) từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thị trƣờng Malaysia về Việt Nam thông qua hợp tác với một số ngân hàng nhƣ: Ngân hàng Đông Á, NHNo VN,… Tháng 7/2011 NHNo VN chính thức ký hợp đồng hợp tác với MayBank.

Sơ đồ 3.5: Quy trình chuyển tiền từ Malaysia về Việt Nam qua MayBank

Cách thức gửi và nhận tiền: Ngƣời chuyển tiền ở Malaysia đến ngân hàng MayBank điền thông tin vào phiếu gửi tiền. Nhân viên MayBank tiến hành giao dịch và cung cấp cho ngƣời gửi mã số chuyển tiền (16 chữ số), ngƣời gửi thông báo cho ngƣời nhận mã số đó bằng điện thoại. Ngƣời nhận đến bất kỳ điểm giao dịch của NHNo VN để nhận tiền. Tại đó, các chi nhánh NHNo VN sẽ trả tiền cho khách hàng sau khi đã kiểm tra và đối chiếu khớp đúng các thông tin của khách hàng với thông tin trên hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.6: Thị phần của Dịch vụ chuyển tiền kiều hối NHNo VN trong các ngân hàng tại Việt Nam

(Nguồn Báo cáo NHNN)

Trong giai đoạn 2004-2007 thị phần kiều hối của NHNo VN so với các NHTM khác chỉ ở mức 11%, đến năm 2012 thị phần đã tăng lên 12%. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng của kiều hối NHNo VN, và là động lực để lĩnh vực kiều hối phát triển hơn nữa.

Từ giữa năm 2010, NHNo VN bắt đầu chuyển chiến lƣợc qua hợp tác phát triển kiều hối với ngân hàng đại lý của mình. Qua đánh giá việc hợp tác với các ngân hàng rất hiệu quả và không quá phức tạp. NHNo VN đã có những thành công đầu tiên khi xây dựng đƣợc mô hình chuyển tiền khá hiệu quả với các đối tác là ngân hàng. Đây là nền tảng để đƣa hoạt động kiều hối NHNo VN phát triển một cách đồng đều hơn. Đến nay việc hợp tác với cácngân hàng đại lý đang triển khai có hiệu quả tại NHNo VN về chuyển tiền kiều hối là:

Bảng 3.1: Các ngân hàng đại lý hợp tác chuyển tiền kiều hối với NHNo VN

Tên ngân hàng Quốc gia Năm hợp tác Doanh số

15.6% 12% NHNo VN 14% 15% NH Đông Á 13% 17% 13,.4%

Thị phần của Dịch vụ chuyển tiền kiều hối của các ngân hàng tại Việt Nam VCB NHNo VN Vietinbank NH Đông Á BIDV Sacombank NH khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(triệu USD/năm)

Deutsche Bank Đức 2010 23

Changhwa bank Đài loan 2011 48

Malaysia Bank Berhad

Malaysia 2011 0,2

Kookmin Bank Hàn quốc 2011 60

Russlavia bank Nga và SNG, Mỹ 2011 70 (dự kiến)

(Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2011 của NHNo VN)

Chiến lƣợc mở rộng chuyển tiền qua kênh ngân hàng đang đi đúng hƣớng, thể hiện ở kết quả tăng trƣởng qua kênh này đang dần dần tăng mạnh trong khi kênh chuyển tiền qua WU vẫn giữ đƣợc sự tăng trƣởng ổn định.Bên cạnh đó, NHNo VN đã đạt đƣợc kết quả tƣơng đối ở một số mặt sau:

- Kết nốikiều hối với xuất khẩu lao động:

Đón đầu triển khai chƣơng trình cho ngƣời lao động vay vốn trƣớc khi đi lao động nƣớc ngoài: Ngày 15/11/2002, NHNo VN đã ký Thỏa thuận nguyên tắc với Cục Quản lý Lao động Ngoài nƣớc - Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội về việc cho vay ngƣời lao động trƣớc khi đi nƣớc ngoài.

Cho vay hỗ trợ xuất khẩu lao động: Nhằm tạo điều kiện cho ngƣời Việt Nam xuất khẩu lao động, NHNo VN đã ban hành văn bản số 1410/NHNo-TD ngày23/05/2007 hƣớng dẫn các chi nhánh cho vay đối với ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài. Theo hƣớng dẫn này các chi nhánh NHNo VN thực hiện cho vay đối với ngƣời lao động đi làm việc tại nƣớc ngoài có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo.

Tiếp cận với các Công ty XKLĐ, trực tiếp hƣớng dẫn cho ngƣời lao động sử dụng dịch vụ kiều hối của NHNo VN: Cùng với việc cho vay ngƣời lao động, NHNo VN thực hiện hƣớng dẫn ngƣời lao động trong việc quản lý, sử dụng và cách thức chuyển tiền từ nƣớc ngoài về Việt Nam thông qua việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

in ấn tài liệu hoặc trực tiếp hƣớng dẫn tại các lớp đào tạo ngƣời lao động trƣớc khi xuất cảnh. Trong năm 2010, NHNo VN đã cùng với hiệp hội xuất khẩu lao động soạn thảo và ban hành bộ tài liệu, cẩm nang hƣớng dẫn cho công nhân khi đi XKLĐ tại các thị trƣờng Lybia, Đài Loan và UAE. Việc ban hành và cấp phát rộng rãi bộ tài liệu giáo dục định hƣớng cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài cho ba thị trƣờng Đài Loan, UAE và Libya đã giúp cho các doanh nghiệp XKLĐ làm tốt hơn trong công tác giáo dục, đào tạo ngƣời lao động đi làm việc tại ba thị trƣờng này. Năm 2013 và những năm tiếp theo sẽ tiếp tục triển khai mở rộng hoạt động hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ công tác đào tạo, giáo dục định hƣớng ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoàibằng đĩa CD Rom và các sản phẩm khác nhằm cung cấp công cụ huấn luyện và tập huấn các giảng viên các công ty XKLĐ; cung cấp sổ tay cẩm nang cho ngƣời lao động làm việc tạiba thị trƣờng Malaysia, Ả Rập Xê út và thị trƣờng Nhật Bản.

Với vai trò là đầu mối về kiều hối của hệ thống, Phòng Dịch vụ Kiều hối Sở Giao dịch NHNo VNđã phối hợp với các phòng ban liên quan để NHNo VN ký kết thỏa thuận với Hiệp hội XKLĐ về việc hỗ trợ ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài vay vốn, chuyển tiền. Kiều hối NHN0 VN tổ chứckhóa bồi dƣỡng Hội nhập Kinh tế về Xuất khẩu lao động của Cục quản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 73 - 119)