Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 42 - 119)

4. Bố cục của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để hoàn thiện luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin, chủ yêú là thông tin thứ cấp, đƣợc thu thập, tổng hợp từ các báo cáo của các cơ quan quốc tế, báo cáo và các văn bản pháp quy của Chính phủ, của các ngân hàng thƣơng mại và Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Đọc và ghi chép thông tin: Đọc là để thu nhận thông tin, còn ghi chép là hình thức lƣu lại những thông tin đã đọc để phục vụ cho quá trình sử dụng thông tin. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên các văn bản hợp pháp đƣợc lƣu hành, phổ biến của Chính phủ; NHNN và NHTM…

+ Ƣu điểm của phƣơng pháp này là giúp ngƣời nghiên cứu tránh sự ghi nhớ thông tin tạm thời, khi xem lại thông tin đã ghi chép, giúp cho việc sử dụng thông tin chính xác, đầy đủ, có hệ thống và theo trình tự…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là tốn nhiều thời gian đọc và ghi lại, có thể ghi chép thông tin không đầy đủ (do phải ghi chép tóm tắt), mang tính tạm thời, khó khăn trong việc trích dẫn hoặc đọc lại nguyên văn của thông tin.

- Sao chụp tài liệu: gồm các hình thức: photocopy, quét (scan), chụp… tài liệu nhằm lƣu trữ thông tin.

Phƣơng pháp này bao gồm: Các văn bản đƣợc dùng làm căn cứ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của hoạt động và thu hút, quản lý nguồn kiều hối: Luật, Nghị quyết, Quyết định, Nghị định, Thông tƣ, Quy định, Chỉ thị, Hƣớng dẫn… của các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc;

+ Ƣu điểm của phƣơng pháp này là nhanh gọn, chính xác, thông tin có thể lƣu giữ lâu dài, độ chính xác cao. Nhƣng, có nhƣợc điểm là tốn thời gian, kinh phí cho photo, scan, chụp tài liệu…

- Tra cứu tìm kiếm thông tin qua mạng Internet: gồm tìm thông tin qua các địa chỉ trang web bằng các công cụ tìm kiếm.

+ Ƣu điểm của phƣơng pháp này là nhanh, tiện lợi.

+ Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là dễ gây nhiễu thông tin, cho nhiều kết quả thông tin một lúc và có độ chính xác không cao.

2.2.2. Phương pháp thống kê

Là tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu về nguồn kiều hối theo thời gian, đặc điểm, nhóm và nội dung cần nghiên cứu, để đánh giá, phân tích thực trạng, nguyên nhân của sự biến động về số lƣợng, chất lƣợng kiều hối qua từng thời kì, từng giai đoạn. Qua đó đánh giá công tác quản lý dịch vụ kiều hối và đƣa ra các giải pháp

- Ƣu điểm: Ít tốn thời gian, nhân lực và kinh phí, bảo đảm tính kịp thời; cho phép thu thập đƣợc các chỉ tiêu thống kê, phản ánh đƣợc các mặt cần nghiên cứu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhƣợc điểm: Các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc có thể bị sai số, chƣa phản ánh chính xác chỉ tiêu tại thời điểm nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

- Tổng hợp thông tin, là phƣơng pháp liên kết các thành phần, các yếu tố thông tin thu thập đƣợc thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu. Mục tiêu tổng hợp thông tin là liệt kê tất cả dữ liệu có liên quan đến miền khảo sát và sàng lọc để thu đƣợc những dữ liệu đầy đủ, chính xác và gắn cho tên gọi thích hợp. Kết quả của tổng hợp dữ liệu có thể có nhiều loại khác nhau.

+ Ƣu điểm: Bằng phƣơng pháp tổng hợp thông tin, tác giả tập hợp các ý tƣởng, các sự kiện thành một tổng thể, và đi từ các nguyên lý, nguyên nhân đến kết quả. Ngoài công dụng chính là trình bày, chứng minh, tổng hợp còn đƣợc dùng trong việc phát hiện và sáng chế khoa học.

+ Nhƣợc điểm: Tổng hợp thông tin khó có thể đầy đủ toàn diện và kịp thời, vì chủ yếu tổng hợp từ các số liệu thống kê.

- Phân tích thông tin, là thao tác tách một chỉnh thể thành các yếu tố, các thành phần để xác định vị trí và vai trò của từng yếu tố trong chỉnh thể đó; nói cách khác phân tích là phƣơng pháp đi từ kết quả đến nguyên nhân, nguyên lý nên nó là phƣơng pháp nghiên cứu điều tra.

+ Ƣu điểm: Giúp đánh giá một cách chi tiết, cụ thể theo từng khía cạnh, loại trừ những yếu tố không hợp lý, từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá một cách chính xác hơn về vấn đề đó.

+ Nhƣợc điểm: Phụ thuộc nhiều vào cách nhìn nhận vấn đề và trình độ ngƣời phân tích, theo đó các kết quả phân tích đôi khi tách rời hệ thống không thể hiện đƣợc mối liên hệ tổng thể của vấn đề nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Là so sánh giữa quá khứ với hiện tại (giữa các năm nghiên cứu), giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sánh giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu kia trên cùng một tiêu thức nhƣng ở thời gian và không gian khác nhau.

+ Ƣu điểm: Phƣơng pháp này đơn giản, dễ thực hiện; giúp ngƣời thẩm định không gặp khó khăn về kỹ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình hóa toán học, mà dựa vào sự hiện diện của các chỉ tiêu so sánh; kết quả của phƣơng pháp phản ảnh thực tế, đánh giá khách quan nên đƣợc mọi ngƣời sử dụng.

+ Nhƣợc điểm: Cần phải có thông tin rõ ràng, chính xác. Các thông tin giao dịch nếu không chính xác, thì không đƣợc sử dụng phƣơng pháp này; thông tin trong một thời gian ngắn khó có thể đánh giá chính xác.

2.2.5. Phương pháp chuyên gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng pháp này giúp cho luận văn có đƣợc thông tin khá chính xác, mang tính hệ thống cũng nhƣ các nhận định sát thực. Kết quả này sẽ giúp tác giả có thể đƣa ra các ý kiến góp sát, hợp với thực tiễn. Trong đề tài áp dụng phƣơng pháp này tác giả có tham khảo ý kiến của các cán bộ làm ở phòng ngoại hối các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là những ngƣời đang làm việc trực tiếp và có kinh nghiệm, có kiến thức về tình hình kiều hối tại đơn vị mình. Nội dung là về nguồn kiều hối, lƣợng kiều hối hàng năm, công tác phát triển, củng cố xây dựng hệ thống nhận kiều hối nhƣ thế nào để thu hút nguồn kiều hối…

+ Ƣu điểm: Do trực tiếp đối thoại, trao đổi nên tác giả có cái nhìn rõ hơn về vấn đề mình nghiên cứu.

+ Nhƣợc điểm: Phƣơng pháp này mất nhiều thời gian tiếp cận ngƣời đƣợc tham khảo ý kiến và đôi khi rất khó có thể gặp đƣợc họ trong giờ hành chính.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tổng hợp đánh giá về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thôn Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là chỉ tiêu phản ánh về lịch sử hình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; mạng lƣới hoạt động bao gồm các chi nhánh cấp tỉnh, thành, huyện và các nội dung hoạt động, các chính sách tài chính; các dự án hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc.

Đánh giá về vai trò của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thông là ngân hàng thƣơng mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nƣớc, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trƣờng; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà Nƣớc, sự chỉ đạo của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tƣ vốn cho nền kinh tế.

2.3.2. Chỉ tiêu về các nguồn kiều hối tại Việt Nam so với các chỉ tiêu kinh tế khác

Là chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hƣởng đến kiều hối về Việt Nam.Đó là sự phân bổ ngƣời Việt tại các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển thị trƣờng xuất khẩu lao động Việt Nam ra nƣớc ngoài. Sự biến động của nền kinh tế thế giới: tăng trƣởng, ổn định hay khủng hoảng cũng nhƣ tình hình biến động kinh tế trong nƣớc của một quốc gia là một trong những nhân tố có tác động rất lớn tới việc gia tăng hay giảm sút lƣợng kiều hối của quốc gia đó.

2.3.3. Thị phần của nguồn kiều hối tại NHNoVN so với các ngân hàng khác

NHNo VN có số lƣợng khách hàng lớn nhất thuộc mọi thành phần kinh tế nhƣng chủ yếu vẫn là hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Đặc điểm này ảnh hƣởng trực tiếp tới sự tiếp nhận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ kiều hối nói riêng.

Với một cơ cấu tổ chức hùng mạnh hiện NHNo VN là ngân hàng có mạng lƣới rộng nhất khoảng 2300 điểm giao dịch trên toàn quốc, lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung, dịch vụ kiều hối nói riêng, thì mạng lƣới các kênh phân phối rộng, khả năng tiếp cận dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi là một điều kiện đảm bảo cho sự thành công. Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa NHNo VN với các ngân hàng thƣơng mại khác và cũng là điểm mạnh đáng kể của NHNo VN trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt hiện nay.

2.3.4. Công tác quản lý kiều hối trong hệ thống NHNo VN

Trƣớc ngày 2004 thì kiều hối mới chỉ là một mảng nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo VN và không đƣợc quản lý và phát triển tập trung.

Từ 2004 hình thành một bộ phận chi trả kiều hối thông qua Western Union tại trụ sở Giao dịch. Chính vì thế, công tác quản lý kiều hối trong hệ thống NHNo VN có nhiều thuận lợi và khó khăn riêng.

Thuận lợi là với một mạng lƣới rộng khắp trên toàn quốc, NHNo VN có thể nhận và chi trả kiều hối thuận tiện tới tất cả khách hàng trên toàn quốc.Tuy nhiên, đây cũng chính là khó khăn của NHNo VN trong công tác quản lý và điều hành dịch vụ. Bởi với một số lƣợng lớn chi nhánh nhƣ thế, đòi hỏi phải có một hệ thống đồng nhất và chuyên nghiệp, chuyên sâu trong công tác thu hút và chi trả kiều hối cũng nhƣ công tác quản lý con ngƣời, đƣa ra các chính sách chặt chẽ và phù hợp.

Từ tháng 4/2014 NHNo VN đã khai trƣơng chính thức trung tâm dịch vụ kiều hối với chức năng làm đầu mối tham mƣu cho Ban lãnh đạo NHNo VN trong việc nghiên cứu xây dựng chính sách, quy chế, quy trình nghiệp vụ; quản lý, điều hành việc phát triển các sản phẩm dịch vụ kiều hối của NHNo VN; là đầu mối theo ủy quyền của NHNo VN tham gia hợp tác, liên kết với các đối tác là công ty, các định chế tài chính, các cơ quan quản lý lao động xuất khẩu hƣớng tới việc cung cấp dịch vụ trực tiếp đến ngƣời lao động xuất khẩu và cá nhân sử dụng dịch vụ an toàn và hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam

3.1.1. Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Tên tiếng Anh: Bank for Agriculture and Rural Development of Viet Nam, gọi tắt là Agribank) đƣợc thành lập ngày 26/03/1988 với tên gọi ban đầu làNgân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Namtheo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nƣớc: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp trung ƣơng đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nƣớc và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thƣơng nghiệp, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ Tƣớng) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 07/03/1994, theo Quyết định số 90/TTg của Thủ Tƣớng Chính Phủ, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nƣớc với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ Tịch HĐQT không kiêm Tổng Giám đốc.

Ngày 15/11/1996, đƣợc Thủ Tƣớng Chính Phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo VN) hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thƣơng mại, NHNo VN đƣợc xác định thêm nhiệm vụ đầu tƣ phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tƣ vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch HĐQT NHNo VN ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo VN.

Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo VN triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lƣợng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị thƣờng trong nƣớc, năm 2002, NHNo VN tiếp tục tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002, NHNo VN là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo VN là thành viên chính thức Ban Điều hành của APRACA và CICA.

Năm 2003 NHNo VN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đƣa hoạt động của NHNo VN phát triển với quy mô lớn chất lƣợng hiệu quả cao. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp -nông thôn, Chủ Tịch nƣớc CHXHCN VN đã ký Quyết định số 226/2003/QĐ/CTN ngày

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 42 - 119)