Rút ra bài học kinh nghiệm đối với NHNoVN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 40 - 42)

4. Bố cục của luận văn

1.6.2. Rút ra bài học kinh nghiệm đối với NHNoVN

Từ những kinh nghiệm của các nƣớc và các ngân hàng trong nƣớc ta có thể rút ra bài học để thu hút và quản lý nguồn kiều hối tại NHNo VN.

Thứ nhất, hoạt động đa năng, cung cấp đa dịch vụ ngân hàng, tăng tỷ lệ bán chéo sản phẩm ngân hàng, sản phẩm trọn gói (cho khách hàng vay đi XKLĐ, yêu cầu họ chuyển tiền lƣơng về thông qua NHNo VN…).

Thứ hai, đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, mở rộng và nâng cao hiệu quả đối với các loại hình dịch vụ truyền thống nhƣ: cho vay xuất khẩu lao động, gửi tiết kiệm ngoại tệ, chi trả VNĐ tại quầy,… đồng thời chú trọng đến các loại hình dịch vụ đã đƣợc áp dụng ở các NHTM khác nhƣ: chi trả kiều hối tại nhà (Ngân hàng Đông Á, VIB), internet banking, mobile banking…

Thứ ba, tận dụng ƣu thế về mạng lƣới để phát huy tối đa hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào (tất cả các nhân viên đều có thể giới thiệu về sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phẩm dịch vụ kiều hối của NHNo VN…), tuyên truyền với khách hàng lợi thế khi gửi tiền kiều hối qua NHNo VN nhằm tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng và phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Thứ tư, tăng cƣờng hợp tác và ký thỏa thuận trực tiếp với các ngân hàng uy tín có mạng lƣới rộng lớn ở một số nƣớc có nhiều kiều bào sinh sống, học tập và làm việc nhƣ: Séc, Úc, Mỹ, Lybia… để việc chuyển tiền nhanh chóng thuận tiện và có đƣợc mức phí cạnh tranh.

Thứ năm, đầu tƣ máy móc thiết bị vừa phải theo mức độ chung của khu vực nhƣng phải có hiệu quả, mạnh dạn đầu tƣ phát triển công nghệ, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị đặc biệt là tăng cƣờng sự hợp tác với các thể chế tài chính khác nhằm rút ra những bài học thiết thực dành cho NHNo VN nhƣ: nghệ thuật tiếp thị, chiến lƣợc phát triển dịch vụ…

Thứ sáu, đƣa ra các chính sách kịp thời, chặt chẽ để vừa tăng lƣợng kiều hối chuyển về, vừa thu hút đƣợc nguồn kiều hối trong ngân hàng.

Tóm lại, qua những phân tích trong chƣơng I, ta thấy đƣợc vai trò quan trọng của kiều hối và quản lý dịch vụ kiều hối đối với NHTM.Và các chính sách của Chính phủ về việc thu hút và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối cần phải có những biện pháp, chính sách rõ ràng, cụ thể: Cần giám sát chặt chẽ các hoạt động chi trả kiều hối. Đƣa ra các chính sách tỉ giá, lãi suất phù hợp với các thời kì khác nhau của nền kinh tế và áp dụng những biện pháp mạnh đối với những trƣờng hợp vi phạm các quy định về ngoại hối.

Chính phủ cần có chính sách ƣu đãi, khuyến khích đối với nguồn tiền của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài gửi về cho gia đình, ngƣời thân và tạo điều kiện thuận lợi để họ cùng tham gia đầu tƣ, kinh doanh tại Việt Nam.

Đáp ứng những nguyện vọng, lợi ích chính đáng của kiều bào nhƣ xem xét vấn đề thị thực nhập xuất cảnh, mở rộng đối với đối tƣợng bảo lãnh hồi hƣơng, mở rộng đối tƣợng mua nhà, rút ngắn thời gian giải quyết thôi quốc tịch và xem xét khả năng cho phép kiều bào có hai quốc tịch…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tạo khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức kiều bào về nƣớc làm việc, đầu tƣ kinh doanh; khuyến khích việc hình thành các hiệp hội chuyên ngành, mở rộng hợp tác trong cộng đồng và với trong nƣớc.

Chính phủ cần chủ động trong việc đề ra chính sách vĩ mô để khuyến khích ngƣời dân tham gia đầu tƣ và bỏ vốn làm ăn.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 40 - 42)