Giới thiệu sơ lƣợc về Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 49 - 119)

4. Bố cục của luận văn

3.1.Giới thiệu sơ lƣợc về Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam

3.1.1. Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Tên tiếng Anh: Bank for Agriculture and Rural Development of Viet Nam, gọi tắt là Agribank) đƣợc thành lập ngày 26/03/1988 với tên gọi ban đầu làNgân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Namtheo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nƣớc: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp trung ƣơng đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nƣớc và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thƣơng nghiệp, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ Tƣớng) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngày 07/03/1994, theo Quyết định số 90/TTg của Thủ Tƣớng Chính Phủ, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nƣớc với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ Tịch HĐQT không kiêm Tổng Giám đốc.

Ngày 15/11/1996, đƣợc Thủ Tƣớng Chính Phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo VN) hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thƣơng mại, NHNo VN đƣợc xác định thêm nhiệm vụ đầu tƣ phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tƣ vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch HĐQT NHNo VN ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo VN.

Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo VN triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lƣợng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị thƣờng trong nƣớc, năm 2002, NHNo VN tiếp tục tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002, NHNo VN là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo VN là thành viên chính thức Ban Điều hành của APRACA và CICA.

Năm 2003 NHNo VN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đƣa hoạt động của NHNo VN phát triển với quy mô lớn chất lƣợng hiệu quả cao. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp -nông thôn, Chủ Tịch nƣớc CHXHCN VN đã ký Quyết định số 226/2003/QĐ/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho NHNo & PTNT VN.

Năm 2009, NHNo VN vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chính Phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thƣởng cao quý; Top 10 giải Sao Vàng Đất Việt, Top 10 Thƣơng Hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu: “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công Thƣơng công nhận.

NHNo VN là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn lẫn tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Năm 2011, vị thế dẫn đầu của NHNo VN đƣợc khẳng định trên nhiều phƣơng diện:

- Tổng nguồn vốn: 474.941 tỉ đồng. - Tổng tài sản: 524.000 tỉ đồng. - Tổng dƣ nợ: 414.755 tỉ đồng.

- Mạng lƣới hoạt động: 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch.

- Quan hệ ngân hàng đại lý: 1.402 ngân hàng và các tổ chức tài chính trên 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tính đến cuối năm 2011, NHNo VN phát triển đƣợc gần 190 sản phẩm dịch vụ tiện ích, tiên tiến, vƣơn lên dẫn đầu về các sản phẩm thanh toán, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong nƣớc, bứt phá khẳng định vị trí Ngân hàng số 1 Việt Nam về số lƣợng thẻ với trên 6,38 triệu thẻ các loại. Chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ liên kết Ngân hàng- Bảo hiểm, dành sự quan tâm tới các sản phẩm dịch vụ hƣớng đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. NHNo VN chú trọng mở rộng, đa dạng hóa kênh phân phối thông qua kênh truyền thống các mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch, và kênh phân phối tự động với gần 4.000 POS/EDC và trên 1.700 ATM, Mobile Banking, Internet Banking.

NHNo VN luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. NHNo VN là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, NHNo VN đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Hiện nay NHNo VN đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanhnghiệp.

NHNo VN là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài từ các Ngân hàng, các tổ chức: Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan Phát triển Pháp, Ngân hàng Đầu tƣ Châu Âu, Nhật Bản…

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, NHNo VN còn thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nƣớc với các hoạt động đóng góp, xây dựng trƣờng học, bệnh xá, nhà tình nghĩa.

Từ khi thành lập đến nay, NHNo VN luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thƣơng mại lớn nhất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với vị thế một trong những ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam, NHNo VN đã và đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

3.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là một NHTM nhà nƣớc hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng là nhận tiền gửi, cho vay, tài trợ thƣơng mại và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nƣớc và quốc tế, bằng cả nội tệ và ngoại tệ, cho các nghiệp vụ bán lẻ, bán buôn và ngân hàng quốc tế, ngoài các nghiệp vụ truyền thống còn phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đa năng:

- Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ (NHNo VN đã có các sản phẩm huy động tiết kiệm đa dạng trong đó có sản phẩm huy động tiết kiệm bậc thang đƣợc khách hàng đánh giá cao và rất ƣa thích vì tính thuận tiện của sản phẩm), phát hành giấy tờ có giá, nhận vốn ủy thác đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn từ nguồn vốn của NHNo VN, nguồn vốn ủy thác đầu tƣ và thực hiện chính sách của Nhà nƣớc.

- Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thƣơng mại, phát hành, thanh toán thƣ tín dụng cho khách hàng, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Dịch vụ chuyển tiền phục vụ thƣơng mại mậu dịch, thanh toán nhờ thu, thanh toán biên mậu.

- Dịch vụ kiều hối.

- Đầu tƣ dƣới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần.

- Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý. - Kinh doanh chứng khoán, môi giới phát hành chứng khoán.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử. - Dịch vụ bảo hiểm.

- Quan hệ ngân hàng đại lý, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vốn với các định chế tài chính trong nƣớc và quốc tế.

- Các dịch vụ tƣ vấn tài chính, ngân hàng.

Mỗi chi nhánh hoạt động nhƣ một đơn vị riêng biệt và độc lập và có thể cung cấp hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác nhau.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc có mạng lƣới rộng nhất trong số các NHTM Việt Nam, đã thực hiện triển khai và ứng dụng tốt chƣơng trình thanh toán và kế toán khách hàng do World Bank tài trợ. Trong những năm qua, đƣợc sự tin tƣởng và tín nhiệm của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam và của các Bộ - Ngành, NHNo VN đã đƣợc giao thực hiện nhiều dự án dƣới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức là ngân hàng phục vụ cho các dự án ODA thuộc các Bộ, Ngành nhƣ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y Tế, Bộ Giao Thông vận tải…

Hoạt động ổn định trong những năm gần đây là nền tảng để Agribank có những bƣớc phát triển theo hƣớng một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hữu, hoạt động đa lĩnh vực dựa trên ba trụ cột chính Ngân hàng -Chứng khoán - Bảo hiểm, góp phần đƣa thƣơng hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lan tỏa, nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định vị thế của một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Tình hình kiều hối và quản lý kiều hối tại Việt Nam

3.2.1. Tổng quan về tình hình kiều hối ở Việt Nam

3.2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến Kiều hối về Việt Nam

- Sự phân bố ngƣời Việt tại các quốc gia trên thế giới

Theo số liệu từ Uỷ ban Quốc gia về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài thì hiện nay số lƣợng kiều bào đang sống ở nƣớc ngoài khoảng 4 triệu ngƣời. Bao gồm Việt kiều, sinh viên, học sinh, hay nguồn xuất khẩu lao động ở hơn 100 nƣớc trên toàn thế giới, có nhu cầu gửi tiền về giúp đỡ gia đình, ngƣời thân, gửi tiết kiệm hoặc đầu tƣ. Trong đó ở Mỹ có khoảng 1,3 triệu ngƣời; Pháp có khoảng 300,000 ngƣời; Australia có khoảng 250,000 ngƣời; Canada có khoảng 200,000 ngƣời; Trung Quốc có khoảng 180,000 ngƣời; Campuchia có khoảng 130,000 ngƣời; Đài Loan có khoảng 120,000 ngƣời; Thái Lan có khoảng 120,000 ngƣời; Đức có khoảng 100,000 ngƣời; Nga có khoảng 100,000 ngƣời; Cộng hoà Séc có khoảng 50,000 ngƣời và tại một số nƣớc khác.

Cùng với lƣợng Việt kiều, sự phát triển của thị trƣờng lao động xuất khẩu Việt nam ngày một tăng, xuất khẩu lao động ở Việt Nam vẫn là một trong những hoạt động chính nhằm tạo việc làm cho lao động trong nƣớc. Theo Cục quản lý lao động ngoài nƣớc - Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội, hiện nay có trên 400,000 ngƣời Việt Nam đang làm việc ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2008 có 50,980 lao động và chuyên gia Việt Nam ra nƣớc ngoài làm việc, đạt 60% kế hoạch cả năm. Trong số này, có hơn 2500 lao động đến những thị trƣờng mới nhƣ Bồ Đào Nha, Australia, Macao, Singapore, Cộng hoà Séc, Slovakia, Mỹ, Nga,… Số đông còn lại đến các thị trƣờng lao động truyền thống gồm Malaysia, đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, các nƣớc Trung Đông. Tính từ đầu năm 2011 đến tháng 10.2011,đã có hơn 60.530 lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.1: Phân bổ kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới

(Nguồn: Uỷ ban nhà nước về người Việt ở nước ngoài)

Khi số ngƣời Việt đi lao động ở nƣớc ngoài tăng lên cao hơn sau mỗi năm thì số tiền họ gửi về nƣớc cũng tăng lên đáng kể. Hợp với số tiền kiều bào Việt sinh sống ở hải ngoại gửi về cho ngƣời thân, kiều hối trở thành nguồn vốn quan trọng đóng góp phần giải quyết thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội, kinh tế.

- Biến động của nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới, tăng trƣởng, ổn định hay khủng hoảng cũng nhƣ tình hình biến động kinh tế trong nƣớc của một quốc gia là một trong những nhân tố có tác động rất lớn đến việc gia tăng hay giảm sút lƣợng kiều hối của quốc gia đó.

Theo dõi kiều hối chuyển về Việt Nam từ 1991 cho đến nay thấy lƣợng tiền tăng dần qua các năm, tuy nhiên vào những năm xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, nguồn kiều hối sụt giảm hẳn so với năm trƣớc, đó là vào các năm 1997, 2009. Mỹ Pháp Australia Canada Trung Quốc Campuchia Đài Loan Thái Lan Đức Nga Hàn Quốc Khac

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khủng hoảng toàn cầu là nguyên nhân chính khiến cho kiều hối chuyển về Việt Nam giảm sút. Kiều hối nói chung xuất phát từ hai nguồn chính là tiền dành dụm của ngƣời Việt Nam trong nƣớc đi xuất khẩu lao động gửi về cho gia đình và tiền của ngƣời Việt định cƣ ở nƣớc ngoài gửi về giúp đỡ ngƣời thân trong nƣớc. Khủng hoảng kinh tế khiến số ngƣời ra nƣớc ngoài làm việc ít hơn và số tiền họ gửi về gia đình giảm đi rõ rệt.Nhân công di cƣ thƣờng chịu nhiều rủi ro mất việc làm hơn nhân công bản địa vì họ thƣờng làm việc trong những ngành công nghiệp liên quan tới khủng hoảng kinh tế, nhất là ngành xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy vấn đề nhập cƣ quốc tế thành vấn đề chính trị, và chính phủ các nƣớc thƣờng hành động nhằm đảm bảo cơ hội việc làm cho nhân công của họ.

Do khủng hoảng kinh tế, nhiều nƣớc trƣớc đây thu nhận nhiều lao động Việt Nam đã bắt đầu sa thải nhân viên hiện có hoặc ngừng việc thu nhận nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 49 - 119)