Kinh nghiệm của một số ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 40)

4. Bố cục của luận văn

1.6.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng ở Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với các tổ chức kinh tế, dịch vụ kiều hối rất quan trọng vì là một kênh huy động ngoại tệ đặc biệt mà không cần phải trả nhiều chi phí.Hiện ở Việt Nam, ngoài các ngân hàng còn có hàng chục công ty kiều hối cung ứng dịch vụ chuyển tiền từ nƣớc ngoài về. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối không chỉ đem lại nguồn thu phí mà còn giúp ngân hàng mua đƣợc ngoại tệ, tăng nguồn tiền gửi và bán chéo đƣợc các sản phẩm khác cho ngƣời nhận tiền kiều hối, đồng thời nâng cao đƣợc uy tín và thƣơng hiệu của ngân hàng với khách hàng.

Trong hệ thống NHTM hiện nay ở Việt Nam VCB, Vietinbank, NHNo VN, BIDV, ACB, Sacombank, Đông Á… là những ngân hàng có nhiều thế mạnh cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều hối vì mạng lƣới rộng, quan hệ đại lý nhiều. Nhằm giúp khách hàng chuyển, nhận tiền từ nƣớc ngoài về Việt Nam đƣợc nhạnh chóng, an toàn và chi phí thấp, các ngân hàng đã thiết lập nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp từ nƣớc ngoài về Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động xuất khẩu của Việt Nam. Các ngân hàng đã phối hợpvới nhiều đối tác nƣớc ngoài triển khai nhiều sản phẩm kiều hối mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng nhƣ dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, MoneyGram… điển hình nhƣ:

- Công ty Kiều hối Đông Á có mặt ở63tỉnh thành với210 chi nhánh và đại lý thƣờng xuyên chi trả kiều hối. Hiện nay, công ty này đã liên kết với 30 công ty kiều hối nƣớc ngoài phần lớn ở Mỹ, Canada, Úc, Đức…

Kể từ khi thành lập 11/2001, công ty Kiều Hối Đông Á (DongA Money Transfer) luôn dẫn đầu thị trƣờng kiều hối về doanh số chi trả, đƣợc khách hàng trong và ngoài nƣớc đánh giá cao, tín nhiệm.

Vào tháng 7/2008, công ty Kiều Hối Đông Á (DongA Money Transfer) là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đã ký kết với tập đoàn chuyển tiền hàng đầu Moneygram với dịch vụ nhận kiều hối tại nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong năm 2008, Kiều Hối Đông Á là công ty chuyển tiền duy nhất tại Việt Nam đƣợc tập đoàn chuyển tiền quốc tế MoneyGram trao tặng giải thƣởng

“Best support product launch” - đơn vị hỗ trợ triển khai sản phẩm tốt nhất”.

IAMTN trao giải thƣởng “Đơn Vị Chuyển Tiền Sáng Tạo Nhất Năm 2010 - Most Innovative Company Award 2010” cho Ngân hàng Đông Á.

Tháng 3 năm 2012 Kiều hối Đông Á đã phát triển thêm một đối tác mới nhằm mở rộng kênh chuyển tiền kiều hối an toàn, ƣu đãi dành cho khách hàng có nhu cầu chuyển tiền từ Cộng Hòa Séc về Việt Nam. Năm 2012, kiều hối chuyển về qua ngân hàng Đông Á đã đạt đƣợc là 1,5 tỷ USD.

Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã ký hợp đồng làm đại lý cho MoneyGram từ năm 1994, tổ chức này là một bộ phận của tập đoàn American Express (Mỹ), nó có khoảng 284.000 địa điểm giao dịch tại 196 nƣớc trên thế giới. Ngoài ra, VCB cũng đã mở công ty dịch vụ tài chính ở Mỹ. Với lợi thế về thƣơng hiệu trên toàn cầu, hầu hết các ngân hàng trên thế giới khi thiết lập quan hệ hợp tác làm ăn với Việt Nam thì ngân hàng đầu tiên mà họ quan tâm đến sẽ là VCB. Thêm vào đó, VCB là ngân hàng có lƣợng ngoại tệ đa dạng và dồi dào nhất tại Việt Nam nên VCB từng một thời nắm giữ vai trò chủ chốt trên thị trƣờng kiều hối, những ngày nay do cạnh tranh gay gắt với các hình thức chi trả kiều hối đa dạng của các ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng, kinh tế và các kênh chi trả không chính thức VCB đang mất dần vị trí độc tôn đó.

- Năm 2004, BIDV liên kết với Ngân hàng Đài Loan Metrobank để khai thác lƣợng kiều hối về Việt Nam. BIDV đã ký hợp đồng giao dịch kiều hối với ngân hàng METROPOLITAN (Đài Loan), PUBLIC BANK BERHAD (Malaysia), KOREA EXCHANGE BANK (Hàn Quốc)… để tập trung khai thác tốt thị trƣờng kiều hối tại các nƣớc mà thu nhập của ngƣời lao động khá cao và ổn định.

- Vietinbank đã phối hợp với các đối tác triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhƣ: Phối hợp với Korea Exchange Bank và LG Telecom, Korea triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khai sản phẩm Korea Dream phone (chuyển tiền kiều hối từ Hàn Quốc về Việt Nam qua điện thoại di động),… phối hợp với Wells Fargo Bank, ngân hàng lớn nhất của Mỹ với trên 3.000 chi nhánh triển khai dịch vụ chuyển tiền trọn gói ngay trong ngày từ Mỹ về Việt Nam Wells Fargo Express Send, dịch vụ chuyển tiền kiều hối online, dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại di dộng mobi phone… Cuối năm 2011 Vietinbank cũng đã thành lập công ty kiều hối, nhằm tạo sự chuyên biệt về dịch vụ cũng nhƣ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Sacombank đã thành lập công ty kiều hối. Kể từ tháng 1-2011, Công ty Kiều hối Sacombank đã cùng hợp tác với các đối tác và ngân hàng tại Nhật bản để chuyển tiền nhanh từ Nhật Bản về Việt Nam. Ngày 29/2/2012 Sacombank và Công ty chuyển tiền quốc tế Coinstar (Anh Quốc) ký kết hợp tác để triển khai dịch vụ “Chi trả kiều hối Coinstar” dành cho khách hàng cá nhân tại Việt Nam với các loại tiền chi trả là USD, VND. Với hơn 380 điểm giao dịch trải dài khắp Việt Nam, công ty kiều hối Sacombank đã thu hút lƣợng khách hàng nhận tiền kiều hối chuyển từ nƣớc ngoài về. Doanh số kiều hối chuyển qua Sacombank năm 2011 đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2010. Kế hoạch năm 2012, Sacombank dự kiến tập trung phát triển dịch vụ chuyển tiền tại các thị trƣờng tiềm năng ở các nƣớc tại Châu Âu, Châu Á và Trung Đông để thu hút dòng ngoại tệ của ngƣời Việt Nam đi công tác, học tập và xuất khẩu lao động, nhằm đạt mức tăng trƣởng 15 - 20% doanh số so với năm 2011. Năm 2012, lƣợng kiều hối qua Sacombank đạt 1,7 tỷ USD.

Các ngân hàng này đang tập trung vào những thị trƣờng có nhiều Việt kiều sinh sống và làm ăn thành đạt..

Hầu nhƣ ngân hàng nào cũng triển khai công nghệ kiều hối hiện đại cho phép xử lý giao dịch kiều hối tập trung với mức tự động cao. Hệ thống cho phép ngƣời nhận tiền có thể lĩnh tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của ngân hàng trên toàn quốc.Những ngân hàng chƣa có điều kiện về công nghệ và đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tác để mở rộng dịch vụ kiều hối thì làm các đại lý phụ cho các ngân hàng lớn. Các ngân hàng và công ty chuyển tiền đối tác cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ chuyển tiền kiều hối: Chi trả tại quầy, chi trả vào tài khoản và chi trả tại nhà. Hiện nay, khách hàng có thể nhận tiền chuyển về tại bất cứ chi nhánh hoặc phòng giao dịch nào của các ngân hàng làm kiều hối hoặc sử dụng dịch vụ chi trả tại nhà ngƣời thụ hƣởng nếu ở các thành phố nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dƣơng, TP.HCM… với thời gian nhận kiều hối rất nhanh trong vòng từ 10 phút đến 3 ngày làm việc kể từ khi món tiền đƣợc chuyển.

Để tăng thêm lợi nhuận từ dịch vụ kiều hối, các ngân hàng tiếp tục tăng cƣờng hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động cung ứng gói sản phẩm trọn gói cho ngƣời lao động nhƣ: Cho vay vốn, mở tài khoản, quản lý tiền ký quỹ, chuyển thu nhập về nƣớc, gửi tiết kiệm kiều hối…

Trong những năm gần đây, lƣợng kiều hối chuyển về qua con đƣờng chính thức ngày càng tăng nhờ các chính sách thông thoáng của nhà nƣớc và những nỗ lực của hệ thống ngân hàng. Tuy lƣợng kiều hối vào nhiều nhƣng chúng ta khai thác và sử dụng chƣa thực sự mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Các ngân hàng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thu hút kiều hối chuyển về qua kênh chính thống, lƣợng kiều hối đƣợc ngƣời nhận bán lại cho ngân hàng còn khá khiêm tốn, kiều hối vẫn chủ yếu đƣợc ngƣời dân giữ lại, trôi nổi trong nền kinh tế. Muốn thu hút đƣợc nguồn ngoại tệ đó, cùng với cách điều hành các chính sách hợp lý của Chính Phủ, các ngân hàng phải tạo đƣợc lòng tin và phát triển những sản phẩm dịch vụ hấp dẫn để ngƣời dân yên tâm và cảm thấy có lợi khi bán hay chuyển đổi số kiều hối mình đƣợc nhận cho ngân hàng.

Theo đó các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đang thực hiện những chính sách chi trả kiều hối hết sức năng động, với các phƣơng thức chi trả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đơn giản nhƣng hiệu quả cao, chi phí từ đó cũng giảm đáng kể và hết sức cạnh tranh.

1.6.1.2. Về chính sách quản lý kiều hối

Thu hút đƣợc một lƣợng kiều hối lớn là một điều đáng mừng, nó có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, thu hút đƣợc về rồi nhƣng phải quản lý nhƣ thế nào để có thể sử dụng một cách có hiệu quả để không có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế cũng là một vấn đề cần phải xét tới

Năm 2009, theo thống kê của các ngân hàng thƣơng mại thì có khoảng 10% lƣợng kiều hối gửi về Việt Nam đƣợc bán lại cho các ngân hàng, năm 2010 là khoảng 30%. Số ngoại tệ còn lại đƣợc nhiều ngƣời dân mang cất giữ hoặc đơn giản là bán ra ngoài thị trƣờng tự do thông qua hệ thống các cửa hàng vàng thuận tiện và đặc biệt là tỷ giá luôn cao hơn các ngân hàng. Thời gian gần đây còn xuất hiện đồng USD đƣợc sử dụng làm giao dịch hàng ngày. Thực tế này không chỉ gây mất cân đối cung cầu ngoại tệ, gia tăng nạn buôn lậu mà còn gây sức ép lên sự ổn định kinh tế vĩ mô. Một phần nguyên nhân là do: chính sách điều hành tỷ giá của nƣớc ta hiện nay khiến cho có một sự chênh lệch lớn về tỷ giá giữa thị trƣờng chính thức và thị trƣờng chợ đen, sự mất lòng tin vào đồng nội tệ, chính sách quản lý thị trƣờng ngoại hối của Chính phủ chƣa hiệu quả. Việc nguồn kiều hối không thuhút hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng (nhất là thời điểm tỉ giá trên thi trƣờng cao hơn ngân hàng) dẫn tới một phần kiều hối bán ra chợ đen đã làm trầm trọng them tình trạng đô la hóa tiền mặt trong nền kinh tế. NHNN khó kiểm soát đƣợc hoàn toàn thị trƣờng ngoại hối.

Chính sách quản lý ngoại hối theo hƣớng tự do hóa để thu hút kiều hối cũng tạo khó khan cho việc quản lý dòng kiều hối nói riêng và quản lý ngoại hối nói chung. Nhƣ việc cho phép ngƣời dân nhận trực tiếp ngoại hối từ nƣớc ngoài gửi về dƣới hình thức kiều hối. Khi thị trƣờng ngoại tệ xuất hiện cung lớn hơn cầu, thì thôi sẽ không rút kiều hối từ ngân hàng để bảo toàn giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trị và hƣởng lãi suất. Còn khi cung nhỏ hơn cầu thì họ sẽ rút ngoại tệ ra và bán trên thị trƣờng tự do

Ngoài ra việc duy trì lãi suất USD/VND ở Việt Nam ở mức cao cũng dẫn đến lƣợng kiều hối gửi về nƣớc nhiều để đầu tƣ kiếm lời. Điều này gây khó khan cho việc quản lý kiều hối.

Mặc dù có nhiều sai sót trong chính sách quản lý kiều hối nhƣng không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của chính sách quản lý kiều hối đối với nền kinh tế. Nhờ có những chính sách quản lý kiều hối kịp thời và chặt chẽ mà hiện tƣợng chuyển kiều hối qua con đƣờng phi chính thức đã đƣợc giảm đáng kể. Việc Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở dịch vụ chi trả kiều hối, giảm chi phí giao dịch kiều hối… đã khiến cho lƣợng USD chuyển qua các kênh chính thức và bán lại cho các ngân hàng thƣơng mại tăng lên, giúp cho NHTW kiểm soát tốt hơn dòng kiều hối. Điều này rất ý nghĩa đối với nền kinh tế đang trong tình trạng đô la hóa cao nhƣ hiện nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)