4. Bố cục của luận văn
1.6. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và cácngân hàng ở Việt
Trong suốt 30 năm qua, kiều hối quốc tế đã tăng trƣởng đáng kể về quy mô và tác động. Theo báo cáo của IMF năm 2000, dòng kiều hối trên toàn thế giới vƣợt quá 100 tỷ USD mỗi năm, 50 lần số tiền của ba thập kỷ trƣớc đó, với hơn 60% đối với các nƣớc đang phát triển. Dòng kiều hối trên toàn thế giới đƣợc ƣớc tính đã vƣợt quá 440 tỷ USD trong năm 2010. Số tiền, các nƣớc đang phát triển nhận đƣợc tổng cộng khoảng 406 tỷ USD kiều hối năm 2012, tăng 6,5% so với năm 2011. Dẫn đầu danh sách này là Ấn Độ với 70 tỷ USD.Theo sau là Trung Quốc (66 tỷ USD), Philippines và Mexico (24 tỷ USD) và Nigeria (21 tỷ USD). Đó là một nguồn tiền mà nhiều nýớc đang phát triển đã sử dụng rộng rãi cho phát triển kinh tế của họ, Trung Quốc đã có xu hƣớng bỏ qua tầm quan trọng của kiều hối khi FDI không ngừng phát triển. Trong thời gian 18 năm, từ 1981 đến 1999, tổng lƣợng kiều hối mà Trung Quốc nhận đƣợc là chỉ có $ 11 tỷ đồng, bằng của Ấn Độ trong năm 1999. Nhƣng đến nay Trung Quốc cũng đã chú ý nhiều hơn đến kiều hối, công nhận vai trò quan trọng của nó nhý là một nguồn lực cho phát triển, thực hiện các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề, do đó đóng góp nhiều hơn nữa để xây dựng đất nƣớc của họ.
Nếu tính theo phần trăm GDP, các nƣớc nhận kiều hối nhiều nhất năm 2011 là Tajikistan (47%), Liberia (31%) và Cộng hòa Kyrgyz Republic (29%). Ngân hàng thế giới dự đoán lƣợng kiều hối chảy vào các nƣớc đang phát triển sẽ tăng 7,9% năm 2013, 10,1% năm 2014 và 10,7% năm 2015 để chạm mốc 534 tỷ USD. Kiều hối trên toàn thế giới ƣớc tính đạt 534 tỷ USD năm nay và tăng lên 685 tỷ USD năm 2015.
Những quốc gia có nhiều lao động tại các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ tiếp tục nhận nhiều kiều hối, so với lao động làm việc tại các khu vực phát triển nhƣ Tây Âu. Vì vậy, các nƣớc ở Nam Á, Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Á và Thái Bình Dƣơng, với nhiều lao động làm việc tại vùng vịnh, cũng có tốc độ tăng trƣởng kiều hối tốt hơn.
Với khu vực Nam Á, kiều hối năm 2012 ƣớc tính đạt 109 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2011. Đông Á và Thái Bình Dƣơng sẽ thu hút 114 tỷ USD, tăng 7,2%. Trung Đông và Nam Mỹ sẽ nhận 47 tỷ USD, tăng 8,4%.
Trái lại, kiều hối về châu Âu, Trung Á và châu Phi cận Sahara đƣợc dự đoán đứng yên, chủ yếu do kinh tế tại các nƣớc châu Âu co lại. Kiều hối vào châu Âu và Trung Á sẽ vào khoảng 41 tỷ USD, và châu Phi cận Sahara là 31 tỷ USD.
Philippin
Philippine là nƣớc nhận kiều hối lớn thứ 4 thế giới và tính theo GDP lớn nhất khu vực Đông Á, chiếm 10,7% GDP cả nƣớc. Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng và là thu nhập của Fiji (5,8% GDP), Việt Nam (5,1% GDP) và Campuchia (3% GDP).
Hiếm có quốc gia nào có nhiều công dân sống và làm việc ở nƣớc ngoài và nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn nhân lực xuất khẩu lớn nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Philippines. Đó là cả một ngành công nghiệp “xuất khẩu nhân lực” bài bản và hiệu quả, trong đó chú trọng vào việc tạo thƣơng hiệu cho đội ngũ lao động bằng uy tín và chất lƣợng, những ngƣời biết tôn trọng kỷ luật và cũng đƣợc bảo vệ quyền lợi tối ƣu.
Những con số ấn tượng:
Cùng với Indonesia, Thái Lan… là những nƣớc có truyền thống về xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở Đông Nam Á, Philippine nổi bật với chiến lƣợc đầu tƣ, khai thác và thu về nguồn ngoại tệ khổng lồ từ XKLĐ. Khoảng 1 triệu lao động Philippines ra nƣớc ngoài làm việc mỗi năm, tính ra mỗi ngày gần 3.000 ngƣời rời đất nƣớc đi XKLĐ, trong đó có cả những gia đình hai thế hệ.
Theo thống kê chính thức của Chính phủ Philippine, từ năm 1990 đến 2001, riêng số tiền kiều hối gửi về chiếm 20,3% thu nhập xuất khẩu của cả nƣớc. Thời điểm cuối tháng 12-2008, khoảng 9 triệu ngƣời, chiếm gần 10% dân số Philippines đang sống và làm việc ở 140 nƣớc. Một nửa số này là lao động hợp đồng, thƣờng tập trung ở Saudi Arabia, Nhật Bản, Hong Kong, UAE, Đài Loan, một nửa còn lại chủ yếu di cƣ ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản, Anh quốc. Chỉ tính riêng năm 2007, số kiều hối gửi về qua các kênh chính thức là 14 tỷ USD, đóng góp 10% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của nƣớc này, vƣợt qua cả tiền viện trợ phát triển hay đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Philippine.
Những con số ấn tƣợng đó phần nào lý giải vai trò và vị trí của ngƣời lao động đối với chính sách và văn hóa của quốc gia này. Mỗi năm, Tổng thống Philippines thƣờng kỷ niệm Ngày Công nhân di cƣ bằng cách trao giải thƣởng “Baygong Bayani” (Anh hùng thời hiện đại) cho 20 lao động xuất khẩu xuất sắc nhất về phẩm hạnh, tính chăm chỉ và kỷ lục gửi tiền về quê hƣơng.
Chuyên nghiệp và bài bản:
Chiến lƣợc xuất khẩu lao động của Philippine bắt đầu từ những năm 1970, thời điểm mà nƣớc này đang ngập nợ và cũng là thời kỳ bùng nổ nhu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cầu lao động làm việc tại các nƣớc Trung Đông khi giá dầu thế giới tăng. Bộ Lao động nƣớc này đã đầu tƣ những chƣơng trình đào tạo chuyên nghiệp cho lao động bởi một lao động có nghề mức thu nhập gấp 2 đến 3 lần lao động phổ thông. Trong bất kỳ lĩnh vực nào họ cũng đều thể hiện đƣợc trình độ giỏi tiếng Anh, chịu khó, tận tâm với công việc, ý thức kỷ luật cao… nên lao động Philippines rất đƣợc “chuộng”.
Giữ vững “thương hiệu”:
Sau 3 thập kỷ nền kinh tế đƣợc cải thiện rõ rệt từ đội quân xuất khẩu lao động, bƣớc sang thế kỷ 21, Kế hoạch phát triển quốc gia của Philippines đƣợc công bố năm 2001 tiếp tục khẳng định lao động nƣớc ngoài là sự lựa chọn chính thống của nguồn nhân lực đất nƣớc với chiến lƣợc 4 điểm thúc đẩy xuất khẩu lao động. Mục tiêu của Chính phủ Philippine đối với vấn đề xuất khẩu lao động là rõ ràng và chắc chắn: Đẩy mạnh XKLĐ nhƣng chỉ là những công việc tạm thời thông qua các kênh chính thức, trong đó không ƣu tiên việc định cƣ vĩnh viễn tại nƣớc ngoài. Ngoài ra, Chính phủ thực hiện nghiêm lệnh cấm công dân ở quá hạn visa và thƣờng xuyên cập nhật danh sách những công nhân bị cấm trong các hợp đồng lao động xuất khẩu trong tƣơng lai, đó là một phần nỗ lực để giữ “thƣơng hiệu” về XKLĐ.
Nếu coi Philippine nhƣ một tấm gƣơng điển hình về chính sách xuất khẩu lao động thì bài học rút ra rõ ràng nhất là phải có khả năng suy xét một cách bao quát, cân nhắc các nhu cầu và có chính sách linh động. Một khi hiểu đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời lao động, động viên và ủng hộ họ một cách tích cực, hoạt động XKLĐ sẽ có hiệu quả tích cực.
Ngoài các chính sách thông thoáng để thu hút nguồn kiều hối từ nƣớc ngoài của chính phủ, các NHTM Philippine cũng đóng vai trò tích cực trong việc chuyển tiền cho kiều bào ở nƣớc ngoài về, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chi trả tiền cho ngƣời hƣởng ở trong nƣớc. Với việc thành lập các công ty chuyển tiền ở nƣớc ngoài có nhiều di dân và lao động ngƣời Philippine đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sinh sống; hợp tác với các công ty chuyển tiền nhanh trên thế giới nhƣ: Western Union, MoneyGram, First remit... các NHTM Philippine đã thu hút đƣợc phần lớn nguồn kiều hối chuyển qua kênh chính thức từ đó thúc đẩy dịch vụ chi trả kiều hối phát triển và tăng thêm thu nhập từ dịch vụ cho ngân hàng. Thống đốc NHTW Philippine cho biết: “Các ngân hàng Philippine đang nỗ lực cải tiến dịch vụ để khuyến khích kiều dân chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng. Nhiều trung tâm chuyển tiền có quan hệ với nƣớc ngoài đã đƣợc thành lập”. Mạng lƣới chuyển tiền kiều hối tại Philippine đƣợc mở rộng và áp dụng kỹ thuật mới tiếp cận đƣợc nhiều ngƣời sé giúp cho nguồn kiều hối sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới.
Ấn Độ
Ấn Độ cũng là một trong những nƣớc có lƣợng kiều hối chuyển về rất lớn.Theo báo cáo của Liên hợp quốc, lƣợng kiều hối chuyển về Ấn Độ năm 2011 khoảng 65 tỷ USD.Theo báo cáo mới cập nhật của Ngân hàng Thế giới (WB)thì lƣợng kiều hối chuyển về sẽ khoảng 80 tỷ USD năm 2013. Ngoài chủ trƣơng khuyến khích kiều bào ở nƣớc ngoài chuyển tiền về nƣớc của chính phủ Ấn Độ, các NHTM Ấn Độ luôn đẩy mạnh các dịch vụ chi trả kiều hối tận dụng mạng lƣới ngân hàng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn và nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến hiện đại. Các NHTM Ấn Độ đã tung ra nhiều sản phẩm dịch vụ kiều hối hấp dẫn nhƣ: chuyển tiền nhanh trong vòng 24 giờ, khách hàng nhận kiều hối có thể nhận: nội tệ, ngoại tê hay vàng theo yêu cầu. Ngoài ra, các NHTM Ấn Độ cũng hợp tác với ngành bƣu chính viễn thông về dịch vụ chi trả kiều hối nhờ mạng lƣới dày đặc của họ đến tận các vùng hẻo lánh.