Vai trò của kiều hối trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 25 - 27)

4. Bố cục của luận văn

1.4.1. Vai trò của kiều hối trong phát triển kinh tế

Kiều hối là một nguồn lực quý giá góp phần bù đắp thâm hụt của cán cân thƣơng mại, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời góp phần quan trọng tăng cung cầu ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng. Kiều hối là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nƣớc với hiệu quả rất lớn mà chi phí đầu tƣ không nhiều, theo đó cũng góp phần cải thiện đời sống, phục vụ tiêu dùng, là nguồn vốn đẩu tƣ kinh doanh sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Kiều hối đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Với 9 tỷ USD trong năm 2011, lƣợng kiều hối đã tƣơng đƣơng 7,4% tổng sản lƣợng nội địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(GDP) của Việt Nam. Ngoài ra, kiều hối còn lớn hơn nhiều so với vốn FDI và ODA đƣợc đầu tƣ vào Việt Nam.

- Kiều hối là một trong các nguồn thu ngoại tệ, có tốc độ tăng trƣởng cao Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tê mạnh cho đất nƣớc mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu tuy rất quý nhƣng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nƣớc ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị quảng cáo...

- Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ không phải hoàn trả

Hai nguồn thu ngoại tệ từ FDI và ODA đều không hiệu quả bằng ngoại tệ thu đƣợc từ kiều hối vì hai nguồn thu này đều phải hoàn trả lại cho nhà đầu tƣ ngƣời nƣớc ngoài hay quốc gia cho vay vốn.

- Kiều hối góp phần nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân

Nguồn lực từ kiều hối là một nguồn lực rất dồi dào, góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Đầu tƣ của Việt kiều về Việt Nam ngày càng tăng, thông qua nhân thân ngƣời nhà của họ, làm cho các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng đặc biệt là trong khu vực dịch vụ và sản xuất quy mô nhỏ. Nền kinh tế đƣợc mở rộng kéo theo nạn thất nghiệp sẽ giảm, tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân lao động, tăng thu nhập cũng nhƣ mức sống của ngƣời dân. Ngoài ra kiều hối đƣợc chuyển về từ những ngƣời đi xuất khẩu lao động cũng ngày càng gia tăng do số lƣợng lao động Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng. Chất lƣợng lao động ngày càng tăng, thị trƣờng lao động ngày càng đƣợc mở rộng, điều này giúp cho tiền công của ngƣời lao động tăng cao. Số tiền họ chuyển về cho ngƣời thân ngày càng lớn, giúp cho nhiều gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn về việc làm và kinh tế, và đến khi về Việt Nam họ cũng sẽ có một khoản vốn để có thể làm ăn kinh doanh cải thiện đời sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Kiều hối là cầu nối, liên kết cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài với đất nƣớc.

Nguồn kiều hối chính là tình cảm sâu nặng của bà con Việt kiều đang làm ăn sinh sống ở nƣớc ngoài đối với nhân thân và quê hƣơng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn lực kiều hối đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà Nƣớc luôn có chính sách cởi mở thông thoáng khuyến khích và tạo điều kiện cho kiều bào ở nƣớc ngoài gửi tiền về giúp gia đình, tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho món tiền chuyển về Việt Nam và ngƣời thân của kiều bào cũng sẽ đƣợc nhận tiền bằng ngoại tệ…

Kiều hối là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nƣớc mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả, là một nguồn lực làm tăng thu nhập quốc dân, thực hiện mục tiêu Kinh Tế - Xã hội, đồng thời nhờ có kiều hối sẽ giúp Nhà nƣớc xóa đƣợc đói giảm đƣợc nghèo, gián tiếp giúp cho tỷ lệ thất nghiệp giảm một cách nhanh chóng, thu hút nhiều lao động nhàn rỗi tham gia vào phát triển kinh tế đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)