Hạn chế trong công tác kế toán của công ty Thành Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam (Trang 70)

XL ĐƯỜNG DÂY + TRẠM BIẾN ÁP

2. Đại diện Ban CH công trường:

2.3.2 Hạn chế trong công tác kế toán của công ty Thành Nam

* Về quá trình thu mua NVL:

Chi phí vận chuyển NVL chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt, kế toán thanh toán cũng như phòng Quản lí xây lắp không thể trực tiếp kiểm tra, giám sát đến vấn đề này (do nơi làm việc cách biệt với công trình thi công), như vậy sẽ có khả năng xảy ra sự thông đồng giữa cán bộ thu mua với nhà cung cấp để khai tăng chi phí vận chuyển nhằm chiếm dụng tiền của công ty.

và tiến hành kiểm tra, lập Biên bản kiểm nghiệm đối với NVL nhập kho, tuy nhiên, trên thực tế, các cán bộ của công ty thường xuyên bỏ qua giai đoạn này vì cho đó là điều không cần thiết, gây mất thời gian. Việc làm thiếu sót này có thể gây ra khả năng ngừng sản xuất và gây thiệt hại cho công ty.

* Về phân loại NVL:

Ở công ty, NVL không có sự phân biệt giữa NVL chính và NVL phụ, mà gọi chung là NVL chính. Như vậy việc theo dõi và hạch toán sẽ thiếu tính chính xác, do NVL nhập – xuất – tồn cần được tính toán theo một định mức để có được con số hợp lí nhất có thể cho quá trình xây dựng, mỗi loại NVL sẽ có một định mức khác nhau, nếu không theo dõi chi tiết thì khó có thể đưa ra con số thích hợp hơn.

* Về phương pháp tính giá vật liệu xuất kho:

Đơn vị đang áp dụng tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này ngoài những ưu điểm của nó thì vẫn còn tồn tại những hạn chế đối với công ty. Phương pháp này tính giá bình quân cho cả kì, san bằng mọi khoảng cách về giá cả giữa cả lần nhập, do vậy không phản ánh đầy đủ tình hình biến động của giá cả NVL trên thị trường, như vậy công ty sẽ khó khăn trong công tác đánh giá và kiểm soát.

Với phương pháp này, sau mỗi lần xuất kho chưa thế tính toán được trị giá của vật liệu xuất kho, mà phải đợi đến cuối kì mới có thể tính ra đơn giá xuất kho bình quân, từ đó xác định giá trị của NVL xuất kho. Điều này làm cho công tác hạch toán kế toán không được tiến hành một cách liên tục, thông tin kế toán không được cung cấp kịp thời, công việc bị dồn vào cuối kì.

* Về công tác tổ chức thu hồi phế liệu:

Công ty hiện nay chưa thực hiện việc thu hồi phế liệu trong quá trình thi công xây dựng, mặc dù phế liệu phế phẩm sau mỗi giai đoạn của công trình là tương đối nhiều. Đây có thể coi là sự lãng phí về NVL, đơn vị không tận dụng nguồn thu này để giảm bớt chi phí về NVL.

* Về xử lí hao hụt NVL trong quá trình lưu kho:

ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí và giá thành mỗi công trình. Công ty có tổ chức công tác kiểm kê, đánh giá NVL tồn kho, nhưng tuy nhiên, khâu này vẫn chưa thật chặt chẽ, định kì 6 tháng cho một lần kiểm kê là chưa thỏa đáng.

* Về phương pháp kế toán chi tiết NVL:

Kế toán vật liệu tại công ty hiện đang áp dụng phương pháp Thẻ song song. Phương pháp này có hạn chế là sự trùng lắp về mặt số lượng của NVL nhập xuất tồn trong ghi chép của thủ kho và kế toán, tăng khối lượng công việc, gây mất thời gian.

* Về khâu trích lập dự phòng:

Thành Nam là một công ty xây dựng, NVL cần dùng là rất phong phú và đa dạng, thường được công ty mua với khối lượng lớn, nhà cung cấp cũng đa dạng. Do đó, việc thường xuyên theo dõi giá thị trường của các loại NVL này đối với công ty cũng tốn kém về thời gian. Vì thế mà kế toán NVL của công ty không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho một cách hợp lí theo quy định.

* Về khâu tạo lập và hoàn thiện chứng từ:

Qua thực tế xem xét các hóa đơn chứng từ tại công ty Thành Nam cho thấy, việc lập hóa đơn, chứng từ đã đúng theo mẫu quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, do muốn giảm bớt thời gian cũng như việc ghi chép, kế toán đã không điền đầy đủ các thông tin trên chứng từ mà chỉ điền một số nội dung chính. Mỗi loại NVL được quy định một mã số riêng, nhưng kế toán lại thường xuyên bỏ qua thông tin ở khâu này. Điều này có thể sẽ làm giảm đi tính kiểm soát cũng như tính pháp lí của các chứng từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin kế toán. Do đó, kế toán viên cũng như các hệ thống kiểm soát cần chú ý hơn đến khâu này.

Tóm tắt chương: chương 2 của khóa luận đã trình bày về tình hình kế toán

NVL tại công ty Thành Nam thông qua một quá trình tìm hiểu, học hỏi và thực hành của sinh viên thực tập, từ đó đưa ra được cái nhìn chân thực về công tác hạch toán kế toán của công ty, đánh giá được những ưu điểm cũng như tồn tại; và những giải pháp khắc phục những tồn tại đó sẽ được đề cập tiếp theo trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam (Trang 70)