XL ĐƯỜNG DÂY + TRẠM BIẾN ÁP
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
3.4.1 Kiến nghị với các cơ quan chức năng
* Thứ nhất: Điều tiết kinh tế vĩ mô.
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp của mối quan hệ tác động qua lại với nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Bởi lẽ, hoạt động của các doanh nghiệp trên
chính sách điều tiết về giá cả, cạnh tranh... Mặt khác, các doanh nghiệp muốn tồn tại và có nhiều cơ hội để phát triển, đứng vững trên thị trường thì cần phải có một mơi trường kinh tế vĩ mơ ổn định, được chính phủ và nhà nước quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Năm 2013 mặc dù kinh tế vẫn tăng trưởng chậm, lạm phát nhưng vẫn được các chuyên gia kì vọng là một năm kinh tế có khả năng phục hổi sau khi chạm đáy. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư: trong quý I năm 2013, liên quan đến ngành xây dựng có những con số đáng chú ý như: Tăng trưởng quý I của khu vực xây dựng tăng 4,79 %, cao hơn mức tăng 0,77% cùng kì 2012; chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 1,34% so với quý trước, tăng 3,36% so với cùng kì năm ngối; giá cước vận tải hàng hóa tăng 2,11% so với quý trước, tăng 5,91% so với cùng kì năm trước; giá cước dịch vụ kho bãi tăng 6,57% so với quý trước, tăng 14,85% so với cùng kì năm ngối… Như vậy, chi phí đầu vào cho các cơng trình xây dựng là tăng lên, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành. Không những thế, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp lại gặp nhiều hạn chế. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần vận dụng linh hoạt hơn các công cụ điều tiết kinh tế để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và cơng ty xây dựng nói riêng.
Một số kiến nghị cụ thể như:
- Kiến nghị hạn chế nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng, bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, hạ thấp chi phí đầu vào cho các cơng trình.
- Kiến nghị các ngân hàng xem xét cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp để hồn thiện cơng trình có khả năng tiêu thụ sản phẩm và cho vay tiếp đối với các doanh ghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
- Kiến nghị áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn (ví dụ 20%)….
* Thứ hai: Hồn thiện hơn hệ thống pháp luật.
Nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật đối với nền kinh tế quốc gia, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã không ngừng sửa đổi, bổ sung các điều luật cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng thời kì, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: một số quy định pháp luật chưa đủ thơng thống, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho việc tiếp cận các nguồn lực cho đầu tư
kinh doanh; một số quy định cịn phân biệt đối xử, chưa đảm bảo cơng bằng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân đầu tư; một số quy định thiếu minh bạch, chưa đầy đủ, thống nhất….
Một số kiến nghị cụ thể như:
- Đảm bảo tính cơng bằng hơn giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp dân doanh trong việc tiếp cận các nguồn lực về đất đai, tín dụng, cơ hội đầu tư, thông tin, nguồn nhân lực,…
- Luật Xây dựng cần bổ sung thêm các hướng dẫn thực hiện cam kết WTO về hoạt động dịch vụ xây dựng.
- Bổ sung trong Luật Kinh doanh bất động sản các cơ chế bảo đảm việc thực hiện các quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thực hiện các giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản.
- Hoàn thiện thêm quy định về chứng từ điện từ trong kế toán doanh nghiệp…