Giải pháp phi tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 67 - 69)

Thứ nhất, đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp CNHT, hình thành các quỹ trong doanh nghiệp phù hợp với đặc thù doanh nghiệp CNHT.

- Tăng cường khả năng kiểm soát tài chính từ phía Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp để loại trừ những biểu hiện tiêu cực (trốn thuế, gian lận thương mại, hàng giả...) bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp làm ăn chính đáng.

- Hình thành nhóm doanh nghiệp CNHT có đủ vốn, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay, phía doanh nghiệp vừa lo khâu sản xuất, khâu bán hàng, khâu đào tạo lại đội ngũ nhân viên thì cũng đã hết vốn. Do đó, ngoài các chủ trương về vay vốn ưu đãi thật sự cởi mở giữa doanh nghiệp với ngân hàng, để họ có được vốn vay ưu đãi, ngoài sự ưu đãi khác của Nhà nước đối với doanh nghiệp CNHT, thì các doanh nghiệp cần có sự hợp tác tạo thành một doanh nghiệp lớn để đủ sức mạnh tài chính cạnh tranh trên thị trường, có thể tham gia dự thầu các dự án trong nước, đông thời hình thành các quý đặc thù như quỹ ổn định nguyên liệu đầu vào, quỹ dự phòng, quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, quỹ hỗ trợ nhân công,... Điều này có được chỉ khi thật sự công nghiệp hóa phong cách làm việc của các doanh nghiệp, trong việc phân đoạn thị trường giữa doanh nghiệp chuyên sản xuất, doanh nghiệp chuyên quảng cáo tiếp thị sản phẩm đó và cuối cùng là sự tin tưởng nhau trong việc phân chia lợi nhuận đạt được của sản phẩm CNHT đó.

Thứ hai, đổi mới nhận thức và quản lý trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Điều chỉnh và ổn định các quy hoạch thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài theo yêu cầu phát triển bền vững và phù hợp với định hướng tái cấu trúc kinh tế và phát triển CNHT của Việt Nam theo những ngành chủ lực. cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khuyến khích áp dụng hình thức đầu tư mới có sử dụng vốn nước ngoài như BOT, BTO, BT trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Đổi mới căn bản phương thức quản lý và sử dụng vốn vay, tích cực phong chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng nhất là đối với các dự án sư dung vốn ODA không hoàn lại, các dự án ODA có ưu đãi cao. Rà soát và sủa đổi bổ sung các quy định về quản lý đầu tư xây dựng khung giá đất, cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cuối cùng, cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý dựa trên bốn yếu tố trọng điểm phát triển ngành CNHT: nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính, hệ thống phân phối.

Nhà nước cần phải có chính sách được cụ thể hoá đầy đủ, chi tiết đối với ngành CNHT theo từng yếu tố, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm hiện tại (như làm rõ hơn các quy định trong Quyết định 12/2011) và bổ sung những văn bản hướng dẫn đi kèm. Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện tốt, phối hợp đồng bộ với nỗ lực kinh doanh của các doanh nghiệp CNHT thì sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các DN trong ngành.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w