Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ cho CNHT.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 49 - 50)

CNHT.

Theo quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Chính phủ về hỗ trợ phát triển CNHT có đề cập tới chính sách tài chính ưu đãi về khoa học công nghệ:

+)Dự án sản xuất sản phẩm CNHT được xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia và các quỹ khác có liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ đối với chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài.

+)Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm CNHT là DNNVV được hưởng các chính sách nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật.

CNHT là ngành công nghiệp yêu cầu trang thiết bị máy móc hiện đại, khoa học công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến vì vậy việc Chính phủ có những biện pháp hỗ trợ tích cực sẽ là động lực thúc đẩy CNHT phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.

Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, trình độ công nghệ và việc chuyển giao công nghệ vẫn con rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này là do Việt Nam mở cửa hội nhập muộn so với các quốc gia khác trên thế giới, nền kinh tế chủ yếu phát triển nhờ nông, thủ công nghiệp vì thế chưa thực sự ưu tiên cho công nghiệp. Những năm gần đây, việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực chứng tỏ Việt Nam đã tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, coi công nghiệp là nhân tố chính trong cơ cấu ngành. Vì thế đã có những chuyển biến tích cực, song, còn hạn chế về nhiều nguồn lực như vốn, lao động chất lượng cao vì thế công nghệ kỹ thuật sử dụng trong CNHT còn nhiều hạn chế và chưa theo kịp tiến bộ của thế giới.

Một nhân tố quan trong giúp tăng tính liên kết, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp là các doanh nghiệp lớn, nhất là MNCs phải chuyển giao công nghệ, bí quyết cho các DNNVV trong nước. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có chế tài hữu hiệu để chuyển giao công nghệ. Mặc dù các TNCs

trong lĩnh vực ô tô đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam 2 thập kỷ nhưng tới thời điểm này họ vẫn chưa có ý định đầu tư hay chuyển giao công nghệ sản xuất

ở Việt Nam, nên các bộ phận khác của ô tô như động cơ, hộp số,… đều nhập

khẩu từ các chi nhánh của công ty mẹ hay từ những công ty đóng ở những quốc gia khác nhau. Thêm vào đó, khả năng cái tiến công nghệ ở Việt Nam còn yếu kém. Vì thế, sự can thiệp từ phía Chính phủ có tác động tích cực tới những chuyển biến trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào CNHT.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 49 - 50)