Ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 35 - 38)

Ngành điện tử Việt nam ra đời từ năm 1970. Ban đầu với xuất phát điểm là lắp ráp thiết bị điện tử dân dụng như ti vi đen trắng, Radio, Radio cassettte, loa. Về sau phát triển sản xuất ti vi màu và các phương tiện khác.

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, bộ mặt của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Nhiều công ty điện tử của nước ngoài nhìn thấy thị trường đầu tư vào ngành điện tử của Việt Nam có nhiều thuận lợi, hấp dẫn: giá nhân công rẻ, tiềm năng trí tuệ của lao động Việt Nam nếu được đào tạo bài bản sẽ trở thành nguồn lợi lớn; Việt Nam lại nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, khu vực có nền công nghiệp điện tử phát triển nhanh, năng động, chính sách Nhà nước cởi mở….Từ những thuận lợi đó, từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thứ 150 của WTO, các hãng điện tử lớn của các nước như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc…lần lượt tìm đường đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI thường chọn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hạ tầng cơ sở thuận lợi mà chủ yếu thuộc thành phố HCM, Hà Nội và vùng phụ cận để bố trí cơ sở sản xuất. Nói chung, sự có mặt các công ty điện tử lớn của các nước ở Việt Nam, phần nào đã có tác dụng kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử nội địa.

Tính đến nay, toàn ngành điện tử Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp trong nước đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế. Tổng số vốn đầu tư hiện nay khoảng 1,6 tỷ USD, trong đó vốn của các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài chiếm trên 90% tổng số vốn. Các doang nghiệp trong nước chiếm 2/3 tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử với hơn 60% tổng số lao động, nhưng vốn chỉ chiếm gần 6% tổng số vốn đầu tư. Trong số các doanh nghiệp điện tử có khoảng ¼ doanh

nghiệp trong ngành sản xuất phụ tùng, linh kiện song chủ yếu là do doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài thực hiện để xuất khẩu.

Sau nhiều năm phát triển, ngành điện tử Việt Nam vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp điện tử trong nước gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận thấp, giá trị gia tăng chỉ khoảng 10- 15%/năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, tin học đang đứng trước sức ép phải giảm chi linh kiện, phụ kiện, nâng cao giá trị gia tăng cảu các sản phẩm sản xuất trong nước. Tuy nhiên, do số lượng doanh nghiệp hỗ trợ trong nước rất ít, chất lượng linh phụ kiện chưa đảm bảo nên phần lớn các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước xung quanh hoặc từ Nhật Bản.

Hiện nay, theo đánh giá chung đều cho rằng ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam vẫn còn lạc hậu và non trẻ, các công ty lắp ráp đồ điện gia dụng hoạt động với quy mô còn nhỏ, một phần là do công nghiệp hỗ trợ ngành này chưa phát triển, phải nhập khẩu phần lớn linh kiện và phải chịu mức thuế nhập khẩu cao. Ngành công nghiệp điện tử tập trung chủ yếu lĩnh vực sản xuất điện tử gia dụng chiếm trên 67%, sản xuất linh kiện, phụ tùng mới chỉ chiếm 21,5% và điện tử chuyên dụng khoảng 11,5 %. Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử tháng 2 năm 2006 tiến hành điều tra khảo sát tại 108 doanh nghiệp trên toàn quốc cho thấy: cơ cấu sản xuất mất cân đối nghiêm trọng, sản phẩm điện tử tiêu dùng chiếm tới 80%, các sản phẩm điện tử chuyên dùng chỉ chiếm 20%. Trong khi đó, đối với các nước có nền công nghiệp điện tử tiên tiến họ đang chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng, dịch vụ tin học. Có thể nói cho đến nay, ở Việt Nam không có một cơ sở sản xuất nào tham gia vào việc sản xuất vật liệu điện tử. Dù trong những năm gần đây, chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu và sản xuất thử linh kiện điện tử, đồng thời có một số cơ sở đã mạnh dạn đầu tư lớn và đi vào hoạt động sản xuất, như nhà máy sản xuất đèn hình Non- Hanel Hà Nội đầu tư 178 triệu USD và đã đi vào hoạt động có hiệu quả với công suất 1,6 triệu sản phẩm năm, doanh thu hàng năm trên 100 triệu USD, song nhìn

chung tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn thấp, cũng chỉ đạt mức từ 20 - 40% (với sản phẩm ti vi màu).

Đánh giá chung về tình hình phát triển CNHT Việt Nam:

Như vậy, CNHT ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành và từng bước phát triển, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và lắp ráp các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Chất lượng các chi tiết, linh phụ kiện chế tạo đang được nâng cao dần, xu hướng chuyên môn hóa đã bắt đầu được hình thành. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia cung ứng cho các tập đoàn nước ngoài. Một số ngành đã có tỷ lệ nội địa hóa cao như ngành xe máy (70-80%), xe đạp (80-90%)... Tuy vậy nền công nhiệp hỗ trợ của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất, dung lượng thị trường các ngành công nghiệp còn nhỏ, chưa

hấp dẫn sản xuất CNHT.

Thứ hai, sức cạnh tranh các sản phẩm hỗ trợ thấp, giá thành cao, chất

lượng không ổn định, thời gian giao hàng không đảm bảo là do các lý do sau: -Thiếu các cơ sở sản xuất vật liệu cơ bản (sắt thép, nguyên liệu nhựa, hóa chất cơ bản, bông sợi…)

-Công nghệ sản xuất lạc hậu (đúc tạo phôi, mài, gia công, xử lý bề mặt, sản xuất khuôn mẫu…) và trình độ quản lý còn yếu kém.

-Số lượng các doanh nghiệp hỗ trợ mặc dù tăng lên nhưng chỉ sản xuất các linh phụ kiện, chi tiết đơn giản. Khu vực FDI có công nghệ tiên tiến nhưng hầu như chỉ phục vụ cho nhu cầu nội bộ của công ty mẹ hoặc chuyên xuất khẩu.

-Trình độ và kinh nghiệm nguồn nhân lực được đánh giá khá nhưng kỹ thuật và kỷ luật chưa cao, thiếu động lực sáng tạo và trở ngại về ngoại ngữ.

-Doanh nghiệp chưa chủ động trong các quan hệ thương mại, tìm kiếm đối tác, thiếu sự phối hợp sản xuất, liên kết giữa các nhà sản xuất với các nhà cung ứng chính, giữa các nhà cung ứng với nhau và giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.

Thứ ba, các doanh nghiệp lắp ráp của Việt Nam nếu không tiếp cận được

dịch tự do ASEAN- Trung Quốc thì họ sẽ chuẩn bị đến sản xuất ở những nước có ngành công nghiệp phụ trợ tốt hơn. Vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự rời bỏ của một số doanh nghiệp FDI lớn để chuyển tới những nơi gần vùng nguyên liệu hơn.

Thứ tư, những nhà cung cấp linh kiện phụ tùng thuộc công ty nước ngoài

đang chủ yếu là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vẫn đang còn khoảng cách tiêu chuẩn chất lượng khá lớn giữa các nhà cung cấp linh kiện trong và ngoài nước.

Thứ năm, chưa có một tổ chức đầu mối quản lý nhà nước về CNHT để đề

xuất và thực hiện chính sách khuyến khích phát triển CNHT một cách cụ thể và thực tế. Các chính sách phát triển CNHT chưa được tiến hành quyết liệt, các chính sách kêu gọi đầu tư còn chưa đủ mạnh và tập trung để thu hút các doanh nghiệp cả quốc tế và nội địa đầu tư vào sản xuất hỗ trợ.

Cuối cùng, đó là vai trò hỗ trợ trung gian của các tổ chức, các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước còn chưa rõ, kể cả ở khâu hoạch định chính sách lẫn thực thi. Các chương trình phát triển CNHT do một số tổ chức xúc tiến đã hình thành, nhưng chưa có chương trình nào thực sự hiệu quả, bởi chưa có các chính sách nhất quán về phát triển CNHT cũng như chương trình hành động phù hợp, hầu hết vẫn dừng lại ở các hội thảo kêu gọi sự chú ý của công luận. Việt Nam chưa ban hành luật về CNHT mà chỉ đang trong quá trình xây dựng nghị định ưu đãi về phát triển CNHT. Doanh nghiệp- đối tượng trực tiếp của các hoạt động này- vẫn chưa nhận được các hỗ trợ thích đáng cần thiết, cần phải có nhiều quyết sách quyết liệt hơn mới có thể thúc đẩy được sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hỗ trợ của nước nhà.

2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 35 - 38)