Chính sách ưu đãi về thuế

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 39 - 44)

Khoản 6 điều 3 Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cũng theo đó, thông tư 96/2011/TT-BTC quy định:

Thứ nhất, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

1. Đối với các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (Nghị định số 87/2010/NĐ-CP) hoặc đầu tư vào địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 18 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP thì được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, cụ thể:

Được miễn thuế nhập khẩu đối với: - Thiết bị, máy móc;

-Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được;

-Phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;

-Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại 2 khoản trên;

- Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc;

- Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ.

Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.

2. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.

3. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ.

4. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu

vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó.

5. Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan, nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu.

6. Thủ tục miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế xuất khẩu và hoàn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Thông tư số 194/2010/TT-BTC).

Thứ hai, về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Trường hợp dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao thuộc doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất sản phẩm phần mềm, hoặc doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được ưu đãi về thuế suất, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy đinh tại Chương III Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp.

Nhận thấy CNHT có vai trờ vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,

Như vậy, có thể nói, việc ban hành chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ số 12/2011/QĐ-TTg, do thủ tướng chính phủ ký duyệt ngày 22/02/2011 là bước tiến quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, vì đây được coi là tuyên bố chính thức đầu tiên của Chính phủ Việt Nam về sự ủng hộ dành cho CNHT. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới là để có

được ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển thì vai trò của Chính phủ rất quan trọng trong giai đoạn đầu, mà vai trò của Chính phủ thể hiện rõ nhất ở việc hình thành các chính sách ủng hộ cho ngành này. Thêm vào đó, trong bối cảnh chi phí sản xuất đang trở nên đắt đỏ hơn ở nhiều cứ điểm phát triển CNHT, kinh tế thế giới đang đình trệ sau hơn 3 năm khủng hoảng kinh tế, hơn nữa, tại khu vực thì trong vòng hơn một năm lại có thiên tai lớn ở Nhật Bản, Thái Lan,…Sự ra đời của Quyết định 12, có thể nói là đúng thời điểm đang có xu hướng dịch chuyển dòng đầu tư của các nước vào khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Vì thế, sự quyết tâm của Chính phủ đối với sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ được coi như một chính sách có được “thiên thời địa lợi” và có tính khả thi cao.

So với những quy định tại Nghị định 87/2010/NĐ-CP: các lĩnh vực như sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao không thuộc lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, thì trong Quyết định 12 đã nêu lên những ưu đãi của Chính phủ đối với các doanh nghiệp CNHT sản xuất phụ vụ công nghiệp công nghệ cao.

Điểm mới nhất và có tính mở trong chính sách ưu đãi phát triển CNHT chính là nội dung mở ra quy chế mới và cụ thể đối với các dự án đầu tư phát triển CNHT được quy định tại Điều 4 của Quyết định 12, đó là “các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xem xét áp dụng cơ chế ưu đãi thích hợp. Chủ đầu tư xây dựng dự án theo quy đinh hiện hành, trong đó, đề xuất cụ thể các cơ chế ưu đãi thích hợp, trình hội đồng thẩm định dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định”. Tuy đây không phải là nội dung có nội hàm chính sách, nhưng đây là quy định mang tính cơ chế và quy trình thực hiện, đảm bảo các nội dung chính sách có quy trình để thực thi trên thực tế. Quy định này được xem như một chính sách mở. Hy vọng rằng, với quy định cụ thể về quy trình này thì các chính sách, dù là sự vận dụng quy định hiện hành, cũng sẽ trở nên khả thi, khác với các chính sách ưu đãi rất tốt cho phát triển công

nghệ cao nhưng không đi vào cuộc sống cho tới thời điểm này do chưa được hướng dẫn thực hiện, chưa có quy trình triển khai cụ thể.

Tuy nhiên thông tư số 96/2011/TT-BTC còn nhiều hạn chế và bất cập, thiếu những điều cụ thể mang tính đột phá. Các chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu, xuất khẩu thực ra không được nhiều bởi Việt Nam đã gia nhậpWTO, AFTA việc giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu phải thực hiện theo cam kết, theo lộ trình và ngày càng giảm, có nhiều mặt hàng sẽ còn thuế suất bằng 0, vậy thì những ưu đãi dành cho doanh nghiệp CNHT sẽ không còn ý nghĩa.

Hơn nữa, những ưu đãi về thuế mà các doanh nghiệp cần chính là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp lại không được đề cập tới trong Quyết định mà vẫn trong dạng trích dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập. Chính sách thuế thu nhập các nhân đối với người lao động nước ngoài hay đối với các chuyên gia quản lý, kĩ thuật cao người Việt Nam làm việc hợp pháp trong các doanh nghiệp (nhằm thu hút người tài), thuế tiêu thụ đặc biệt có liên quan đến CNHT nhằm giảm giá thành, tăng dung lượng trên thị trường… chưa được đề cập đến. Cũng trong các lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, CNHT cho phát triển công nghệ cao không có tên trong phụ lục I của thông tư 96 thì không được hưởng ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư, nhưng nếu xác định là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động hoặc là dự án đầu tư trong địa bàn có tên trong danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư thì mới được hửng ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định hiện hành. Nếu đưa ra được những quyết sách cụ thể thì mới mong CNHT phát triển. Quyết định này cũng chưa nêu lên được những ưu đãi mà doanh nghiệp CNHT thưc sự mong muốn. Ví dụ thực tế cho thấy, Toyota Việt Nam kêu gọi được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô. Sau khi cung cấp cho các nhà lắp ráp trong nước thì xuất khẩu với số lượng lớn vậy sản phẩm cuối cùng là xe ô tô do Toyota Việt Nam lắp ráp được hưởng ưu đãi gì hay những công ty có thành tích cao về xuất khẩu các mặt hàng thuộc các ngành CNHT sẽ được hưởng những ưu đãi như thế nào.

Đây là những điều các doanh nghiệp thực sụ mong muốn nhưng Quyết định không bám sát thực tiễn vì thế chưa tạo động lực cho CNHT tiến xa hơn.

Động lực phát triển CNHT chưa thực sự hấp dẫn nhất là đới với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các ngành CNHT thâm dụng vốn và chậm sinh lời. Nhiều nhà lắp ráp ô tô và đồ gia dụng ở Việt Nam phàn nàn họ không có động cơ tưng tỷ lệ nội địa hoá vì thuế nhập khẩu linh kiện vẫn rất thấp hoặc thậm chí bằng 0, trong khi Việt Nam lại không có ưu đãi gì đới với linh phụ kiến sản xuất trong nước.

Tóm lại, hệ thống thuế chưa thực sự có tác dụng thúc đẩy hỗ trợ CNHT

phát triển. Môi trường kinh tế chưa tạo đủ điều kiện để các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào các khâu sản xuất hỗ trợ với định hướng phát triển dài hạn. Việc bảo hộ cơ chế, chính sách thuế đối với các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất sản phẩm CNHT cũng cần có chiến lược và tầm nhìn dài hạn hoặc có những giải pháp chung cũng như các giải pháp cụ thể đối với từng đối tượng, lĩnh vực, từng giai đoạn… Nếu việc bảo hộ của nhà nước quá mức đối với một ngành, một lĩnh vực nào đó thường dễ làm cho giá bán của sản phẩm trong nước cao hơn, dễ tạo sức ì cho doanh nghiệp, mất tính cạnh tranh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w