Chính sách hỗ trợ tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 44 - 46)

Theo mục b khoản 6 điều 3 Quyết đinh 12/TT-BTC: dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. CNHT chủ yếu được hỗ trợ thông qua các ưu đãi hỗ trợ chung đối với các ngành công nghiệp xuất khẩu hoặc các khu công nghiệp và một số ít các ngành đặc biệt theo Nghị đinh 151/NQ-CP ngày 20/12/2006. Theo đó, các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu cũng được vay vốn tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. Các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực ưu tiên bao gồm các dự án đầu tư chế biến saau từ quặng khoáng sản, dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300 CV trở lên, dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa,… được tiếp cận nguồn vốn vạy ưu đãi với số vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án ở từng mức lãi suất tín dụng bằng lãi suất trái phiếu 5 năm cộng thêm 5%/năm.

Theo quyết đinh số 3/2011/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về Quy ché bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa( DNNVV) vay vốn tại ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là đối với các DNNVV đang và sẽ thúc đẩy phát triển CNHT, tiếp cận nguồn vốn vay. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn khi các DNNVV có tài sản không đủ lớn để thế chấp ngân hàng, và góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp trong diêud kiện nền kinh tế trong và ngoài nước khó khăn.

Tuy nhiên, ngay sau khi có quyết định của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Thống đốc ngân hàng Nhà nước có chỉ thị 01/CT-NHNN khẳng định thực hiện cơ chế tín dụng thông thường đối với CNHT, DNNVV ,…như vậy, việc các ngân hàng thắt chặt tín dụng gây ít nhiều khó khăn trong việc vay vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT.

CNHT là ngành công nghiệp thâm dụng vốn, mặt khác những doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp này ở Việt Nam là những doanh nghiệp còn non trẻ, mới gia nhập ngành vì thế những ưu đãi từ phía Chính phủ là yếu tố cần thiết hỗ trợ các doanh nghiệp trong những bước đi đầu tiên.

Tuy đã có những ưu đãi nhưng những ưu đãi này còn mang tính chất chung chung, chưa đích danh từng ngành và trong giai đoạn hình thành khung chính sách. Các doanh nghiệp vẫn đang thực sự hết sức khó khăn trong việc tiếp cận vốn từ ngân hang thương mại. Một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp CNHT khó tiếp cận vốn đó là do nhận thức của Nhà nước về

CNHT chưa cụ thể, từ đó chưa coi trọng sự phát triển của CNHT trong hệ thống ngành công nghiệp quốc gia. Hơn nữa, khủng hoảng kinh tế thế giới có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và CNHT nói riêng, các doanh nghiệp CNHT Việt Nam mới trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển nên quy mô còn nhỏ, chủ yếu là các DNNVV vì thế giá trị tài sản không đủ lớn để tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại

Như vậy, những hỗ trợ ban đầu về vốn cũng chưa được đề cập tới. Tất nhiên, Việt Nam còn khó khăn, nhưng trong một khoảng thời gian nhất định, Nhà nước cần chú trọng hơn đến các ngành trọng điểm. Sự hỗ trợ hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiệp đang và sẽ tham gia ngành CNHT là hỗ trợ vốn trong thời gian dài. Ngân hàng hiện nay chỉ cho vay 3-4 năm, khoảng thời gian này chưa đủ dài để doanh nghiệp tạo được uy tín, chỗ đứng đối với các doanh nghiệp liên kết nước ngoài. Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNHT ít nhất là 10 năm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 44 - 46)