Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 50 - 54)

lượng cao

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định quá trình CNH-HDH đất nước. Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.

Vấn đề đào tạo và phát triền nguồn nhân lực Việt Nam được coi là động lực chính thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Phát triển nguồn nhân lực là nền móng để giải quyết triệt để đói nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định chính trị, xã hội để nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách được thể chế hoá bằng Hiến pháp và pháp luật để khuyến khích, ưu đãi và phát triển hơn nữa nguồn nhân lực Việt Nam. Hiện nay, việc đào tạo nhân lực của nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Số lượng các trường học tại các cấp học tăng nhanh, đặc biệt là các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Đến cuối năm 2010, nước ta có 414 trường đại học và cao đẳng (không tính các trường thuộc khối quốc phòng, an ninh), trong đó có 188 trường đại học (50 trường ngoài công lập), hàng ngàn trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Có 77.542 giảng viên cơ hữu trong các

trường đại học, trong đó 12,7% là GS, PGS, TSKH, 38,9% thạc sĩ. Nội dung, chất lượng đào tạo cũng có nhiều đổi mới, tiến bộ so với trước. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm trên thang điểm 10, xếp thứ 11 trên 12 nước Châu Á tham gia xếp hạng; chỉ số kinh tế tri thức đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhân lực qua đào tạo các bậc của Việt Nam hằng năm vẫn tăng, nhưng đội ngũ nhân lực chất lượng cao vẫn rất thiếu so với nhu cầu của xã hội, nhất là những chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu, hoạch định chính sách, tư vấn luật pháp, quản trị doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế; những lao động kỹ thuật trình độ cao trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hoá, công nghệ sinh học, dầu khí, năng lượng...

Có thể đánh giá tổng quát về nhân lực Việt Nam hiện nay là số lượng đông, chất lượng không đông, thể hiện là tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp, chưa có những tổng công trình sư, kỹ sư, nhà khoa học thật sự giỏi; chưa có những chuyên gia giỏi; chưa có những nhà tư vấn, nhà tham mưu giỏi; chưa có những nhà thuyết trình giỏi; chưa có những nhà lãnh đạo, nhà quản lý giỏi. Báo chí nước ngoài bình luận người Việt Nam khá thông minh, rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng, lại chưa được khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Quyết định 12/2011/TT-BTC

Khuyến khích về khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực

a) Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và các quỹ khác liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ đối với các chi phí

chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài.

b) Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách khuyến khích nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật và chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nhân lực từ nguồn vôn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

đ) Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát, triển công nghiệp công nghệ cao được áp dụng chính sách khuyến khích về phát triển nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.

Quyết định 1216/QĐ-TTg- Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Mục tiêu

Chỉ ra được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu nhân lực thực hiện thành công đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh quốc tế; đồng thời nêu ra các giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế.

- Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

- Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 78,0% năm 2010 lên khoảng 82,0% năm 2015 và 92,0% năm 2020; trong đó bậc sơ cấp

nghề chiếm khoảng 66,0% năm 2015 và khoảng 51,0% năm 2020, bậc trung cấp chiếm khoảng 23,0% năm 2015 và khoảng 37,0% năm 2020, bậc cao đẳng chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5,0% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 6,5% năm 2015 và khoảng 7,0% năm 2020.

- Giai đoạn 2011 - 2020, đảm bảo có khoảng từ 35,0 - 40,0% tổng số nhân lực qua đào tạo ngành công nghiệp được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.

Như vậy, quyết định hỗ trợ tài chính đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới lao động trong nước. Tuy nhiên những ưu đãi này chưa thực sự cụ thể. CNHT có thực sự phát triển hay không phụ thuộc vào nhân tố quan trọng đó chính là nguồn nhân lực, ngành CNHT hỗ trợ cho phát triển các ngành như điện tử, da giày, … đòi hỏi không chỉ nguồn nhân lực với số lượng nhiều mà còn đòi hỏi chất lượng cao. Với điều kiện đặc thù ở Việt Nam, số lượng dân cư trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, đây vừa là điểm mạnh nếu biết cách phát huy ưu thế, cũng là hạn chế nếu các chính sách quản lý không bám sát tình hình thực tế về nhu cầu của lao động, tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp. Nếu không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên thực tế, có nhiều quốc gia đang phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng rất ít nước tiếp tục đi lên được để trở thành một nước công nghiệp, vì những nước này, không có chính sách hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 50 - 54)