Bối cảnh kinh tế xã hội toàn cầu và khu vực.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 55 - 56)

Bức tranh kinh tế Đông Á cho thấy Việt Nam đang đi sau khá xa các nước trong khu vực về trình độ phát triển công nghiệp, thể hiện trong sự cách biệt về tỷ lệ hàng công nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ sản phẩm máy móc các loại trong tổng xuất khẩu, thể hiện trong chỉ số cạnh tranh của những ngành công nghiệp chủ yếu và trong cơ cấu phân công lao động giữa Việt Nam với các nước này. Không kể một số nước mới gia nhập ASEAN, Việt Nam là nước đi sau cùng trong quá trình công nghiệp hóa ở vùng Đông Á và đang trực diện với hai thách thức lớn: ảnh hưởng của cường quốc kinh tế Trung Quốc và thực hiện tự do hóa thương mại với các nước trong khu vực và thế giới.

Tận dụng lợi thế so sánh của các quốc gia châu Á, từ cuối năm 2007 đến nay, nhiều nhà đầu tư trên thế giới rút dần vốn từ các nước EU và Mỹ và chuyển sang các nước Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Điều này cũng phần nào giải thích tại sao cam kết FDI trong hai năm trở lại đây vào Việt Nam lại tăng cao như vậy, trong khi khả năng hấp thụ dòng FDI còn rất hạn chế. Cơ hội này nếu được tận dụng sẽ thúc đẩy và tăng cường liên kết của các doanh nghiệp, đồng thời cũng hình thành lực lượng doanh nghiệp mạnh hơn.

Tuy nhiên nền kinh tế thế giới bắt đầu chu kỳ suy giảm. Cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ tín dụng và nhà đất nổ ra từ tháng 9 năm 2008 với các tập đoàn tài chính Mỹ và đầu năm 2009 kéo theo các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Hàng loạt các ngân hàng tuyên bố phá sản như Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers và 9 ngân hàng khác của Mỹ tuyên bố phả sản vào tháng 2-2009. Sự suy giảm của các tập đoàn công nghiệp lớn, kéo theo sự phá sản của các tập

đoàn sản xuất phụ trợ nổi tiếng thế giới. Tháng 6-2009, Tập đoàn công nghiệp ô tô lớn nhất của Mỹ và thế giới General Motors chính thức nộp đơn tuyên bố phá sản.

Nhiều quốc gia trong khu vực đang trong tình trạng tạm dừng đầu tư và tiếp tục tỏ ra thận trọng, ngay cả khi những dự báo cho biết kinh tế thế giới có thể khởi sắc từ cuối năm 2009. Trong điều kiện hội nhập hiện nay của Việt Nam, các tác động bất lợi của khủng hoảng này phụ thuộc vào tình trạng suy thoái chung ở các nền kinh tế lớn và sự chủ động ứng phó của Chính phủ. Tác động rất lớn chính là đầu tư nước ngoài ở Việt Nam sẽ bị giảm sút, cả việc thu hẹp sản xuất của các tập đoàn đang có mặt, lẫn việc giảm thực hiện vốn đã đăng ký do dấu hiệu đình đốn của thị trường.Điều này sẽ tác động rất mạnh đến phát triển CNHT trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 55 - 56)