Ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may và da-giày

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 32 - 35)

Đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, dệt may vẫn là một ngành quan trọng. Từ đầu thập niên 90, may mặc trở thành ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu chung và khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp. Trong những năm 2006-2008, dệt may là ngành hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô. Tuy nhiên, từ sau năm 2009, dệt may đã vươn lên vị trí hàng đầu mặc dù tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD) 7750 9120 9066 11175

% Tổng kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam (%) 16.02 14.5 16.02 15.6

Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam được xếp thứ 6 về giá trị và đứng thứ 8 về số lượng xuất khẩu vào Hoa kỳ. Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam cũng là một ngành thu hút vốn đầu FDI khá lớn từ may mặc đến kéo sợi, dệt, dệt kim…Hầu hết các nước ở khu vực châu Á đều tham gia đầu tư FDI vào ngành này ở Việt Nam như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI hầu như không có mối liên hệ liên kết với các doanh nghiệp trong nước ở tất cả các giai đoạn. Nói chung, hoạt động liên doanh của các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong

nước hết sức hạn chế, có chăng là liên doanh với doanh nghiệp nhà nước với mục đích là tiêu thụ nguyên liệu hoặc bán thành phẩm do họ sản xuất.

CNHT của ngành dệt may và da giày hiện đang yếu và thiếu, điều này thể hiện rõ ở giá trị thặng dư của 2 ngành. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 ngành đạt 16,6 tỷ USD nhưng chúng ta đã phải bỏ ra khoảng 11,5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Giá trị thu về của 2 ngành thực sự rất nhỏ so với hàng chục tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

Cụ thể, năm 2010, ngành dệt may chỉ chủ động được khoảng 30-40% nguồn nguyên phụ liệu, trong đó vải đáp ứng được 20-30% nhu cầu, bông đáp ứng được 10%, xơ thì phải nhập khẩu hoàn toàn, chỉ có sợi là ngành dệt may chủ động được gần như hoàn toàn nhhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu (xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD năm 2010). Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành dệt may rất khiêm tốn. Sau 8 năm tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu chính (sợi và vải) chỉ tăng từ 0% đến 3%, những phụ liệu đơn giản như kim chỉ, khuy nút… cũng chỉ tăng từ 0% đến 29%. Cho nên, số liệu về xuất khẩu có thể rất ấn tượng nhưng làm giàu cho đất nước không được bao nhiêu.

Tình hình trên phản ảnh một thực tế là công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may của Việt Nam không phát triển, chất lượng, thời hạn giao hàng còn hạn chế, không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI trong ngành dệt may. Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO với nhiều chính sách ưu đãi, công nghiệp phụ trợ trong ngành dệt may của Việt Nam đã có những chuyển biến bước đầu. Một loạt nhà máy kéo sợi, dệt vải, chỉ khâu, khóa kéo, bao bì, nhãn mác, bông tẩm, mếch dính, cúc nhựa ra đời, nhưng nhìn chung quy mô nhỏ bé, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu và cũng chỉ làm nhiệm vụ gia công cho nước ngoài, giá trị gia tăng thấp. Hiện nay, các sản phẩm xơ sợi tổng hợp đều phải nhập khẩu. Các nguyên phụ liệu may mặc thường do khách hàng chỉ định nguồn cung cấp từ bên ngoài. Toàn bộ thuốc nhuộm, hầu hết chất trợ, hóa chất dệt may đều phải nhập khẩu, tỷ lệ chất trợ, hóa chất cơ bản trong nước cung cấp cho

ngành dệt chỉ chiếm từ 5-15% và hầu hết có giá trị thấp, dù số lượng nhiều nhưng cũng chỉ đạt về giá trị 4,55% tổng nhu cầu của ngành dệt.

Tình hình sản xuất linh kiện, phụ tùng thay thế trong ngành dệt may cũng không mấy sáng sủa. Năng lực các nhà máy cơ khí chuyên ngành dệt may hiện nay ở nước ta còn nhỏ bé chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp của ngành dệt may kể cả doanh nghiệp có nguồn vốn FDI và doanh nghiệp nội địa. Hiện nay, ngoài các xưởng cơ khí của Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) còn có 4 công ty cơ khí chuyên ngành sản xuất các phụ tùng, linh kiện và trang thiết bị phục vụ cho ngành dệt may như: Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm, Nam Định, Hưng Yên, Thủ Đức. Do năng lực quản lý yếu kém, máy móc thiết bị lạc hậu, hàng năm giá trị sản xuất của nó chưa tới 9 tỷ đồng, tương đương 4.000 tấn phụ tùng không đáp ứng được nhu cầu. Đại đa số phụ tùng, trang thiết bị do các công ty này sản xuất là nhỏ lẻ như: máy trải vải, máy hút hơi là, máy san chỉ, máy hút chỉ, máy dập cúc, máy cắt vải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát và một số phụ tùng như: Tủ đựng hồ sơ, ghế ngồi may chủ yếu là phục vụ cho ngành may, còn linh kiện phục vụ cho ngành dệt chủ yếu là nhập từ nước ngoài khoảng 70-80% nhu cầu.

Ngành da giày

Ngành da giày có thể chủ động được 40-50% nguồn nguyên phụ liệu cho

sản xuất. Tuy nhiên, chỉ có phụ liệu như đế, vải bạt, chỉ…là ngành chủ động được khoảng 50%, còn da thuộc và nguyên liệu giả da, ngành da giày hiện phải nhập khẩu gần như hoàn toàn. Ngành da-giày phát triển thiếu sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp sản xuất phụ liệu và một số ngành công nghiệp hỗ trợ khác như hóa chất, cơ khí chế tạo. Đa số các doanh nghiệp sản xuất giày theo phương thức gia công, nên việc cân đối và cung ứng nguyên phụ liệu còn phải tuân theo chỉ định của đối tác nước ngoài. Những năm gần đây, ngành sản xuất giày trong nước phát triển nhanh khiến cho nhu cầu cung ứng nguyên phụ liệu sản xuất giày tăng mạnh. Một số cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu đã ra đời. Tuy nhiên, các cơ sở này thường hình thành một cách tự phát

và nhỏ lẻ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Đặc biệt là vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh lao động còn gặp nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w