Môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 56 - 57)

Trên nền tảng kinh tế khá vững chắc và chế độ chính trị ổn định, trong gần 10 năm trở lại đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Sự tăng trưởng này có được chủ yếu là nhờ vào sự gia tăng mạnh của tiêu dùng và đầu tư xã hội. Xét trên phương diện sản xuất, hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tổng cộng chiếm khoảng 80% GDP hàng năm, là khu vực tăng trưởng chính của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Về cạnh tranh và thương mại, nền kinh tế được mở cửa ở mức độ nhất định đối với thế giới bên ngoài, cải cách sâu hơn vẫn đang được tiến hành để tăng mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế. Hạn ngạch và thuế quan vẫn còn tiếp tục được sử dụng ở mức rất linh hoạt để bảo hộ cho một số ngành sản xuất nhạy cảm trong nước. Việt Nam đang tiến hành giảm thuế theo các quy định bắt buộc của Hiệp định Tự do Thương mại Đông Nam Á và theo cam kết khi gia nhập WTO.

Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân với sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp được coi là đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế Việt

Nam trong thập kỷ gần đây . Về phát triển DNNVV, năm 2009, thay thế cho nghị định số 90/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành nghị định 56/NĐ-CP về phát triển DNNVV, trong đó đã có những chính sách cụ thể phù hợp hơn trong bối cảnh mới, kể cả quy định về quy mô doanh nghiệp. Nghị định cũng đã đề cập đến CNHT như một nhân tố quan trọng trong tiến trình phát triển DNNVV.

Mặc dù đã đạt được những thành công kể trên, song môi trường kinh doanh của Việt Nam không phải đã hoàn toàn thuận lợi.

Theo Ngân hàng thế giới WB, hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với bốn trở ngại chính: khó tiếp cận các nguồn tín dụng, khó tiếp cận đất đai, chất lượng nguồn nhân lực thấp do lực lượng lao động thiếu kỹ năng và sự thiếu hụt các dịch vụ hạ tầng căn bản: điện, nước, giao thông, nhà ở... Mức độ nghiêm trọng của bốn trở ngại kể trên ở Việt Nam được đánh giá là cao hơn so với các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á.

Đối phó với suy giảm kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã thực thi “gói kích cầu kinh tế” nhận được nhiều ý kiến trái ngược. Tuy nhiên, từ phía các nhà đầu tư, động thái này cho thấy thái độ của Chính phủ trong việc sẵn sàng chia sẻ khó khăn đối với doanh nghiệp trong tình huống xấu, đây là dấu hiệu tích cực. Nhìn chung, kinh tế Việt Nam ít bị tác động bởi suy giảm kinh tế hơn các quốc gia khác trong khu vực, do mức độ hội nhập còn thấp”.

3.1.3 Quan điểm cần quán triệt trong quá trình hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 56 - 57)