Khái quát thực trạng nền công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 25 - 30)

Trái ngược với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp nói chung, ở Việt Nam các ngành công nghiệp hỗ trợ gần như mới trong giai đoạn hình thành và còn rất non kém. Việt Nam hiện có khoảng 24 ngành, phân ngành kinh tế- kĩ thuật đều cần đến công nghiệp hỗ trợ, trong đó, có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Cho tới nay, do việc đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ đòi hòi đầu tư lớn và rủi ro cao nên gần như không có nhà đầu tư nào trong nước cũng như chỉ có rất ít các nhà đầu tư nước ngoài có dự định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh, phụ kiện. Hầu hết các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung đầu tư ở những lĩnh vực như lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. Điều này khiến cho,

tình trạng mất cân đối giữa công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam khá trầm trọng. Mặc dù về quy mô thì công nghiệp Việt Nam khá nhỏ bé so với thế giới, nhưng công nghiệp Việt Nam cũng có những sự phát triển nhất định: hàng năm công nghiệp Việt Nam có giá trị sản xuất chiếm hơn 40% tổng tỷ trọng xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, ngành sản xuất linh, phụ kiện ở Việt Nam mới chỉ hình thành, nhỏ bé về quy mô và yếu kém về chất lượng. Nếu như nhìn vào số liệu thống kê hàng năm có thể thấy, giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp hàng năm chỉ vào khoảng trên dưới 10%, một tỷ lệ tương đối thấp nếu như so sánh với tỷ lệ giá trị gia tăng khoảng hơn 20% của các nước trong khu vực.

Sự nhỏ bé của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thể hiện ở số lượng các doanh nghiệp hỗ trợ rất hạn chế. Thông thường, số lượng doanh nghiệp hỗ trợ phải gấp 10 tới 20 lần số lượng các doanh nghiệp lắp ráp, nhưng ở Việt Nam thì tỷ lệ này chỉ vào khoảng 4 tới 5 lần. Ví dụ với ngành nhựa, bình thường với trình độ phát triển của công nghiệp trong nước hiện tại, số doanh nghiệp sản xuất nhựa phải lên tới hàng nghìn doanh nghiệp, trong khi đó trên thực tế ở Việt Nam chỉ có tầm 200 doanh nghiệp trong lĩnh vực này, đó là chưa tính tới trong 200 doanh nghiệp này thì hầu hết lại chỉ sản xuất hàng hoá tiêu dùng thông thường, rất ít sản phẩm là các chi tiết đủ tiêu chuẩn về độ bền, độ chính xác để lắp ráp máy móc, ô tô, điện tử. Hay một ví dụ khác minh hoạ cho số lượng ít ỏi sự hiện diện của các doanh nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam là ngành ô tô: theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thì hiện tại cả nước có 12 liên doanh lắp ráp ô tô nhưng chỉ có 49 doanh nghiệp cung cấp các phụ tùng ô tô, mà hầu hết mới chỉ cung cấp các phụ tùng đơn giản như ốc vít, khung, đèn chứ chưa cung cấp các sản phẩm có hàm lượng giá trị cao như động cơ, các bộ phận điều khiển điện tử… Trong khi đó, Thái Lan có tới 3800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ngành ô tô. Đồng thời theo thống kê, ở ngành dệt may hiện tại, bên cạnh các xưởng cơ khí của các công ty dệt thuộc Vinatex làm nhiệm vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng, linh kiện thì chỉ có 4 công ty cơ khí chuyên ngành sản xuất các phụ tùng, linh kiện và trang thiết bị phục vụ cho ngành Dệt May

như: Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm, Công ty Cổ phần Cơ khí May Nam Định, Công ty Cổ phần Cơ khí Hưng Yên và Công ty Cơ khí Thủ Đức.

Các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam không những ít về số lượng mà còn kém về chất lượng. Những doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là các hộ gia đình với trình độ tổ chức sản xuất kém, nguồn vốn hạn chế. Hiện cả nước có 450000 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm 90%, đóng góp hơn 40%GDP, hơn 50% lao động trong các dn. So với các nước khác trong khu vực, các sản phẩm chế biến xuất khẩu của Việt Nam không quá tinh vi về trình độ công nghệ: tỷ trọng của các sản phẩm công nghệ vừa và cao trong tổng giá trị gia tăng của các mặt hàng chế biến xuất khẩu chỉ ở mức trên 20% và gần như không thay đổi trong những năm gần đây. Các lĩnh vực công nghệ thấp thâm dụng lao động, chủ yếu là các cụm sản xuất hàng may mặc thời trang, chiếm tới hơn 70% giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam. Thực trạng này còn dẫn tới nguy cơ là các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất sản phẩm cuối cùng có thể rút khỏi thị trường do không có nguồn cung linh kiện, phụ tùng tại chỗ.

Hàm lượng công nghệ của các sản phẩm chế tác xuất khẩu 2000-2008 (%)

(Nguồn: Báo cáo cạnh tranh Việt Nam năm 2010 dựa trên UN Comtrade) Các cơ sở sản xuất ở Việt Nam sản xuất những sản phẩm cồng kềnh, hàm lượng kĩ thuật kém, chủng loại nghèo nàn không đáp ứng được những nhu cầu sản xuất những sản phẩm cuối cùng của ngành công nghiệp do nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã than phiền khi tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ ở Việt Nam. Công ty Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua được thùng các tông, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt

Nước 2000 2008 Công nghệ cao Công nghệ vừa Công nghệ thấp Thâm dụng TN Công nghệ cao Công nghệ vừa Công nghệ thấp Thâm dụng TN Cam-puchia 0,1 1,2 93 5,7 0,1 1,8 96,7 1,4 Trung Quốc 21,2 24,3 45,4 9,1 29,9 28,3 33,3 8,5 Hồng Kông 25,8 11,3 58,5 4,4 20,5 17,9 47,1 14,5 Inđônêxia 14,9 19,6 31,9 33,6 6,4 23,3 22,7 47,6 Hàn Quốc 35,1 35,3 17,9 11,7 28,4 44,3 11,6 15,7 Malaixia 55,2 21,4 9,8 13,7 34,3 24 13 28,6 Phi-lip-pin 69 12,4 11,9 6,6 62,1 15,5 8,1 14,4 Xin-ga-po 59,4 20,9 6,9 12,7 44,8 22 6,7 26,6 Đài Loan 43,2 28,2 24,3 4,3 35,8 32,5 18,5 13,2 Thái Lan 32,4 27,2 21,9 18,5 22,7 37,7 16,1 23,5 Việt Nam 11,1 10,3 64,7 13,8 10,1 14,5 67,1 8,2

Nam, công ty Daihatsu khi mới đầu tư vào Việt Nam đã mất hàng tháng trời ròng rã mới tìm được một doanh nghiệp cung cấp linh kiện, phụ tùng đạt yêu cầu; còn công ty Canon, mặc dù đã đầu tư gần 300 triệu USD xây dựng các nhà máy in rất lớn ở Hà Nội và Bắc Ninh, cũng chỉ tìm được 1 nhà cung cấp linh kiện Việt Nam trong số hơn 30 nhà cung cấp phụ tùng khác cho mình. Đồng thời công ty cũng đã khảo sát hơn 20 doanh nghiệp sản xuất ốc vít trong nước, nhưng không tìm được loại ốc vít đạt yêu cầu. Cách đây vài năm, doanh nghiệp Fujitsu khi đầu tư vào Việt Nam cũng đã lặn lội đến hơn 64 doanh nghiệp trong nước chỉ để tìm nhà cung cấp ốc vít đạt tiêu chuẩn và cũng không tìm được. Cũng có thể thấy chất lượng yếu kém của các sản phẩm hỗ trợ Việt Nam qua lời bộ trưởng Hoàng Trung Hải khi trả lời phỏng vấn: “các doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam mới làm được cái ốc xe đạp hình lục lăng, tra 3-4 lần cờ-lê vào mới vừa và khi vặn ra ốc đã biến thành hình tròn”. Nói chung, hầu hết hơn 90% doanh nghiệp đảm bảo cung cấp linh kiện, phụ tùng đạt yêu cầu là doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Do khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp các phụ tùng, linh kiện ngay tại các doanh nghiệp Việt Nam nên hầu hết các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam phải nhập các phụ tùng, linh kiện, nguyên vật liệu sơ chế từ nước ngoài, làm cho giá thành sản phẩm cuối cùng cao, bị động trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp FDI muốn nâng cao tỷ lệ nội địa hóa song điều kiện khó khăn không thực hiện được.

Tỷ lệ nội địa hóa linh kiện trong các doanh nghiệp ở Việt Nam rất thấp, có tới trên 80% linh kiện dùng trong sản xuất công nghiệp Việt Nam là từ nhập khẩu. Vì hầu hết các ngành công nghiệp chính ở Việt Nam không có được sự hỗ trợ về sản phẩm hỗ trợ từ các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, ngoại trừ ngành sản xuất xe máy và lắp ráp điện tử là có ngành công nghiệp phụ trợ khá phát triển, như ngành dệt may, cho đến thời điểm này, từ máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất thuốc nhuộm đến nguyên liệu, phụ liệu đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn: 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hoá học; 90% bông xơ thiên

nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt và các loại phụ liệu như chỉ may, mex dựng, khoá kéo… từ 30% đến 70% tổng nhu cầu.

Bảng thống kê thể hiện rõ sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua:

Giá trị hàng hoá -100%

Thực hiện trong nước Thực hiện ở nước ngoài

Ngành dệt may, da giày

Gia công, chế biến nguyên vật liệu đạt được 20-30 %

Do nhập khẩu nguyên vật liệu: 70- 80%

Ngành ô tô Lắp ráp trong nước đạt

khoảng 5 – 10%

Nhập linh kiện, máy móc,.. tới 90 – 95% Ngành điện – điện

tử

Gia công, lắp ráp, chế tạo trong nước khoảng 20 – 40%

Nhập linh kiện, máy móc,… chiếm 60 – 80%

Theo điều tra về hoạt động của các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tiến hành năm 2007 cho thấy có tới 72% các nhà sản xuất Nhật Bản nói rằng họ có kế hoạch tăng tỉ lệ nội địa hóa phụ tùng và linh kiện, nhưng rất khó thực hiện vì hiện nay sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam không đúng yêu cầu. Tỷ lệ nội địa hoá mới chỉ đạt 22,6% về giá trị, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (70%), Malaysia (45%), Indonesia (39%).

Nhìn chung, tình hình này nếu không được cải thiện thì tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam, dù có giá nhân công rẻ, mặt bằng xây dựng ưu tiên, các doanh nghiệp FDI có mặt hoạt động ở Việt Nam cũng có thể sẽ di chuyển nguồn lực sang đầu tư ở những nước khác, những nước có nền công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được nhu cầu sản xuất của họ.

Dưới đây là bức tranh về một số ngành CNHT ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w