Hình thức này áp dụng chủ yếu cho khối văn phòng và những nhân viên có tay nghề kỹ thuật cao. Đối với bộ phận này, tiền lương được xây dựng căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động và cấp bậc lương quy định.
Chứng từ gốc để làm căn cứ tính lương là bảng chấm công. Sau khi được duyệt, bảng chấm công sẽ được chuyển đến kế toán phụ trách về tiền lương (Kế toán trưởng) để lập bảng thanh toán tiền lương, sau đó được Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt và chuyển cho kế toán thanh toán (kiêm thủ quỹ). Căn cứ vào đó, kế toán thanh toán lập phiếu chi hoặc phiếu tạm ứng và chi trả cho nhân viên.
Cách tính lương:
trả cho một lao động
phép (hưởng 100% lương) Số ngày công trong tháng
Đối với người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho công ty thì được nghỉ phép hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động (4 ngày làm việc); trong một số trường hợp người lao động nghỉ phép vì việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương...
Lương nghỉ phép
(hưởng 100% lương) = Số ngày công trong thángLương thỏa thuận × Số ngày nghỉphép thực tế Ngoài ra, tùy theo quy định của công ty mà CBCNV trong công ty còn được hưởng các khoản phụ cấp cố định cho từng giai đoạn.
Tổng lương trả cho 1 lao động = Lương trả thực tế trả cho một lao động + Lương nghỉ phép (hưởng 100% lương) + Phụ cấp
Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của CBCNV một phần do công ty chi trả (tính vào chi phí kinh doanh) và một phần khấu trừ trực tiếp vào tiền lương của người lao động.
Ví dụ: Tính tiền lương cho chị Lê Thị Hồng Nhung là Kế toán trưởng của
công ty có mức lương thỏa thuận là 6.142.500 đ và phụ cấp ăn trưa là 650.000 đ. Trong tháng 01/2013 chị Nhung làm 25 công, nghỉ 1 công (hưởng 100% lương). Vậy lương của chị Nhung được tính như sau:
Lương thực tế trả cho chị Nhung = 6.142.500 × 25 + 6.142.500 × 1 26 26 = 6.142.500 đ Tổng tiền lương của chị Nhung là:
6.142.500 + 650.000 = 6.792.500 đ
Mức lương cơ bản đóng bảo hiểm của chị Nhung theo quy định trong hợp đồng lao động đã ký là 3.675.000 đ.
Số tiền BHXH mà chị Nhung phải đóng là: 3.675.000 × 7% = 257.250 đ Số tiền BHYT mà chị Nhung phải đóng là: 3.675.000 × 1,5% = 55.125 đ Số tiền BHTN mà chị Nhung phải đóng là: 3.675.000 × 1% = 36.750 đ Tổng các khoản bảo hiểm mà chị Nhung phải đóng là:
257.250 + 55.125 + 36.750 = 349.125 đ
Chị Nhung đăng ký giảm trừ gia cảnh gồm: bản thân – 4 triệu đ/tháng; 1 người phụ thuộc (con) – 1,6 triệu đ/người/tháng.
Thu nhập tính thuế là:
6.792.500 – 4.000.000 – 1.600.000 – 349.125 = 843.375đ Bậc thuế của chị Nhung: bậc 1 – thuế suất 5%
Thuế TNCN chị Nhung tạm nộp = 843.375 × 5% = 42.169 đ Vậy tiền lương mà chị Nhung thực lĩnh là:
6.792.500 – 349.125 – 42.169 = 6.401.206 đ