CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH
4.4. Đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm soát công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh
4.4.3. Hoạt động kiểm soát
Dữ liệu thứ cấp:
Nguyên tắc phân công, phân nhiệm:
Theo nguyên tắc này việc phân công phân nhiệm trong đơn vị phải rõ ràng.
Cụ thể, trong Ban lãnh đạo từ Cục trưởng đến các phó chi cục trưởng được phân công điều hành từng phần công việc và phụ trách một số phòng chức năng cụ thể.
Riêng cán bộ quản lý thì được phân công theo địa bàn, loại thuế; cán bộ kiểm tra việc nộp thuế được phân công và chịu trách nhiệm kiểm tra đối chiếu với số thực thu trong tháng, quý, năm, tất cả phải chịu sự kiểm soát và tự chịu trách nhiệm về công việc được giao, đảm bảo hiệu quả công việc và tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ, tuân thủ pháp luật.
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm:
Theo quy định của ngành đặt ra thì cán bộ lãnh đạo ở cấp huyện và tương đương trở lên không cho phép có cán bộ viên chức là vợ, con, anh chị em ruột làm cùng đơn vị do mình quản lý. Nguyên tắc này cũng được Cục trưởng Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh tuân thủ nghiêm ngặt, tránh trường hợp bao che cho những sai phạm của người thân gây ra.
Nguyên tắc ủy quyền và phê duyệt:
Cục trưởng ủy quyền cho các phó Chi cục trưởng quản lý các đội, ký ủy quyền thông báo kết quả nộp thuế gửi đơn vị, người nộp thuế để đôn đốc việc nộp thuế. Việc ủy quyền cho từng cấp quản lý nhằm phát huy năng lực của từng người quản lý, giúp cho người quản lý nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát và hiệu quả của hoạt động thu đạt tỷ lệ cao nhất.
Theo kết quả bảng khảo sát câu hỏi:
Bảng 4.8: Kết quả thống kê nhân tố Hoạt động kiểm soát.
S T T
Hoạt động kiểm soát
Mức độ quan trọng Rất
không quan trọng
Không quan trọng
Bình thường
Quan trọng
Rất quan trọng 1 Phân chia trách nhiệm và quyền hạn
giữa các phòng ban chức năng
13/209 (6,22%)
22/209 (10,53%)
56/209 (26,79%)
35/209 (16,75%)
83/209 (39,71%) 2 Thực hiện luân chuyển nhân viên
giữa các phòng ban
12/209 (5,74%)
10/209 (4,78%)
41/209 (19,62%)
99/209 (47,37%)
47/209 (22,49%) 3 Hạn chế việc tiếp cận sổ sách và tài
sản
68/209 (32,54%)
34/209 (16,27%)
32/209 (15,31%)
36/209 (17,22%)
39/209 (18,66%) 4 Kiểm tra, đối chiếu số thu giữa sổ
sách và thực tế
10/209 (4,78%)
12/209 (5,74%)
97/209 (46,41%)
49/209 (23,44%)
41/209 (19,62%) 5 Đơn giản hóa quy trình và thủ tục
quản lý thuế
41/209 (19,62%)
73/209 (34,93%)
39/209 (18,66%)
41/209 (19,62%)
15/209 (7,18%) 6 Sử dụng phần mềm quản lý thông tin
để quản lý số liệu
15/209 (7,18%)
36/209 (17,22%)
96/209 (45,93%)
38/209 (18,18%)
24/209 (11,48%) 7
Việc thanh tra, kiểm tra nghĩa vụ người nộp thuế phải được tiến hành độc lập
22/209 (10,53%)
36/209 (17,22%)
24/209 (11,48%)
47/209 (22,49%)
80/209 (38,28%) Nguồn: Phụ lục V kết quả SPSS
Qua kết quả nghiên cứu của nhân tố Hoạt động kiểm soát từ 209 người làm việc trong Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh chúng ta cần quan tâm đến các nhân tố sau đây:
Nhân tố đầu tiên, đó là việc “Phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các phòng ban chức năng” cũng được rất nhiều người đồng ý với nhận định này có 118/209 người được khảo sát chiếm tỷ lệ 56,46%, trong đó có tới 83/209 người chiếm 39,71 % cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng. Có 35/209 người chiếm 16,75% số người không đồng ý với ý kiến này này và tỷ lệ số người trung lập chiếm tỷ lệ 26,79% ứng với số trả lời 56/209 người.
Việc phân chia trách nhiệm ở các phòng ban và các bộ phận được xem là một yếu tố rất quan trọng, nó giúp Ban lãnh đạo trong việc tổ chức và giao nhiệm vụ cụ
thể cho các nhân viên, để họ có thể đảm bảo tiến độ công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch. Mặt khác, việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm đồng nghĩa với việc nhân viên phải chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình. Vậy nên cơ chế này giúp các nhân viên nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm của mình trong công việc để có thể hạn chế các rủi ro.
Nhân tố thứ hai“Thực hiện luân chuyển nhân viên giữa các phòng ban”.
Nhân tố này được số người khảo sát đánh giá rất cao với 146/209 người đồng ý chiếm tỷ lệ 69,86%, trong đó có 47/209 người tương ứng với tỷ lệ 22,49% số lựa chọn bày tỏ quan điểm này rất tích cực. Tỷ lệ số người không đồng ý chỉ có 22/209 số lựa chọn, chiếm 10,53%. Và đây có thể nói là một yếu tố tương đối là quan trọng.
Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho nhân viên có cơ hội rèn luyện thêm các kỹ năng khác và tăng cường khả năng làm việc. Điều này sẽ giúp cho việc bổ sung nhân sự trong tổ chức một cách kịp thời khi có hiện tượng thiếu hụt mà vẫn đảm bảo tiến độ công việc và hạn chế được các rủi ro về nhân sự. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho nhân viên có tính thích ứng cao, không lúng túng khi được luân chuyển đến các công việc mới, dần dần tổ chức sẽ tạo nên một hệ thống nhân sự đa năng, có nghĩa là một nhân viên có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau.
Bên cạnh đó, nếu có sai sót trong quá trình hoạt động thì quá trình phát hiện rủi ro cũng sẽ được tối ưu hơn khi mà nhân viên này có thể phát hiện được sai phạm của những nhân viên khác.
Nhân tố cuối cùng “Việc thanh tra, kiểm tra nghĩa vụ người nộp thuế phải được tiến hành độc lập” cũng chiếm tỷ lệ số người lựa chọn đồng ý rất cao với 129/209 người chiếm 61,72% và số người rất đồng ý với nhận định này là 80/209 người chiếm tỷ lệ 38,28%. Số người không đồng với quan điểm này cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn 27,75% tương ứng với số lựa chọn 58/209 người.
Đây là yếu tố tạo nên tính khách quan trong công tác thu thuế Thu nhập cá nhân tại Cục thuế Thành phố Hồ Chi Minh. Vì nếu người nộp thuế có sự liên quan nào đó với đội ngũ quản lý thuế, có nghĩa là người kiểm tra thuế cũng chính là người quản lý thuế hoặc gần như vậy thì công tác thu thuế sẽ rất khó đảm bảo được
tính công bằng, minh bạch. Vậy nên việc tách rời hai đối tượng này là một việc làm rất cần thiết để tạo nên một môi trường làm việc độc lập và khách quan.