Đối với ủy ban nhân dân các quận, huyện

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 95)

Việc thực hiện công tác quản lý thu thuế tại các địa bàn rất khó khăn, phức tạp; công tác uỷ nhiệm thu thuế tại các phường tại một số địa phương còn nhiều hạn chế. Cục thuế kiến nghị Uỷ ban nhân dân quận, huyện phải:

 Chỉ đạo các ban ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế tại địa bàn nhằm phát hiện, đưa vào quản lý kịp thời các nguồn thu mới phát sinh tại địa bàn.

 Chỉ đạo cấp Uỷ, chính quyền các phường tăng cường phối hợp với cơ quan

thuế trong công tác quản lý thu thuế, coi công tác quản lý thu thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại địa phương, đặc biệt quan tâm đến công tác uỷ nhiệm thu thuế từ việc lựa chọn cán bộ, kiểm tra, giám sát, đôn đốc uỷ nhiệm thu thực hiện nhiệm vụ thu thuế tại địa bàn, hạn chế tối đa việc tăng nợ thuế đối với các hộ kinh doanh được uỷ nhiệm thu thuế.

 Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp quan tâm chỉ đạo công tác quản lý tài sản công, quản lý sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai để quản lý thu

ngân sách đầy đủ kịp thời theo đúng chế độ quy định; tăng cường quản lý, khai thác tăng thu đối với các khoản thu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong đó có tiền thuế TNCN.

5.3.5 Các cơ quan, tổ chức có liên quan

Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành

 Muốn thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế thì việc kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác là điều không thể xem nhẹ.

 Tổng cục Thuế cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ Tư pháp, Giáo dục - Đào

tạo, Văn hóa thông tin, Ban Văn hóa tư tưởng trung ương xây dựng và cung cấp các đề cương tuyên truyền cho hệ thống mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và biên soạn nhiều bài học về thuế cơ bản, nhẹ nhàng đưa vào môn giáo dục công dân cho học sinh các cấp II, III. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Tìm hiểu về thuế”.

 Cơ chế giám sát đồng bộ cho phép ngành thuế phối hợp với các Bộ, ngành

liên quan trong việc quản lý đối tượng lao động cũng như kết hợp trong công tác xử lý vi phạm là điều hết sức cần thiết. Các Bộ cần có nghĩa vụ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ mình thực hiện nghiêm túc công tác khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư có trách nhiệm thông báo chính xác số lao động ở các DN, các văn phòng đại diện… Hoặc với giới biểu diễn thì phải phối hợp cùng Sở Văn hóa thông tin để trực tiếp kiểm tra những thu nhập của giới biểu diễn tại đài truyền hình, trình diễn âm nhạc, hay tại những phòng trà… để thu thuế. Bộ Công an phải có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan thuế trong việc xử lý các trường hợp vi phạm có hành vi chống đối lại cơ quan thuế, không chịu thực hiện các thông báo xử phạt của cơ quan thuế… Việc này không chỉ giảm bớt gánh nặng cho cơ quan thuế mà còn nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNCN.

Khuyến khích việc thanh toán qua ngân hàng

 Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như những biện pháp của ngân

hàng và Kho bạc Nhà nước nhằm giảm chi tiêu tiền mặt cũng là một nhân tố hết sức quan trọng đối với hiệu quả của việc quản lý thu thuế TNCN của cơ quan thuế. Hiện nay, chúng ta giao dịch bằng tiền mặt quá lớn là một trong những điều kiện thuận lợi cho hành vi gian lận thuế. Quản lý thu nhập là biện pháp có ý nghĩa nhất trong

việc thu đúng, thu đủ. Bộ tài chính và ngành ngân hàng cần tìm biện pháp nắm chắc thu nhập của gia đình và cá nhân.

 Ngành ngân hàng cần nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý

thu nhập, trước hết là đối với công chức Nhà nước, phải áp dụng công nghệ dùng thẻ tín dụng thanh toán để từng bước hạn chế giao dịch bằng tiền mặt.

 Muốn chuyển dần sang việc sử dụng tài khoản séc thay cho tiền mặt đòi hỏi phải có những cơ chế qui định cụ thể từ phía Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước. Những qui định về hình thức thanh toán tiền lương qua tài khoản đã được áp dụng, tuy nhiên hầu hết các đơn vị chi trả chỉ chuyển tiền lương qua tài khoản, cùng các khoản thu nhập khác vẫn dùng tiền mặt là chủ yếu. Nên phải làm sao giảm thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng rộng rãi thanh toán qua tài khoản sẽ không chỉ phục vụ cho hoạt động quản lý thu nhập của dân cư trong việc kê khai và nộp thuế thu nhập mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho xã hội. Vì vậy, chúng ra cần cố gắng sớm có những qui định và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích thanh toán qua tài khoản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương này luận văn tập trung giải quyết mục tiêu quan trọng nhất của đề tài để trả lời cho việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB trong việc tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng cách, tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp theo 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB phù hợp cho ngành thuế:

“Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và

truyền thông; Giám sát”. Đồng thời để thuận lợi cho việc tổ chức và thực hiện, tác

giả cũng đề xuất một số kiến nghị cấp trên nhằm thuận lợi hơn cho Cục hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả nhằm mục đích thực hiện tốt công tác quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN CHUNG

Để công tác quản lý thu thuế TNCN có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: hoàn chỉnh chính sách thuế; thực hiện tốt công cuộc cải cách hành chính thuế; cải tiến tổ chức bộ máy; tăng cường công tác thanh, kiểm tra thuế; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐTNT, đẩy mạnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế; nâng cao cơ sở hạ tầng xã hội góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

Mỗi một quốc gia, hệ thống thu thuế là nguồn thu quan trọng và là cơ sở cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động công của quốc gia. Công tác quản lý tốt về tình hình thu thuế là công việc hàng ngày và cấp thiết cho tất cả hệ thống trong ngành thuế ở mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ngành thuế Việt Nam, chịu tác động bởi các chính sách hệ thống KSNB trong ngành thuế nói chung và Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Hệ thống KSNB tại Cục thuế tổ chức và vận hành hiệu quả sẽ làm tăng nguồn thu cho Ngân sách. Việc khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí

Minh theo 5 yếu tố cấu thành cơ bản: “Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro;

Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát” của hệ thống sẽ giúp

cho Lãnh đạo tại Cục thuế thấy những mặt đã làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm tổ chức và thực thi hiệu quả về hoạt động tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Với kinh nghiệm và khả năng cho phép, tôi không thể phân tích, đánh giá một cách toàn diện nhất. Do đó, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong các Thầy, cô góp ý giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.

Với đề tài “ Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý

về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,

tác giả mong muốn công tác quản lý và thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tốt vai trò huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, điều tiết kinh tế vĩ mô và đảm bảo được sự công bằng trong xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục (2005), Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

Cục thuế thành phố Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo kết quả thực

hiện công tác thuế năm 2009, phương hướng - nhiệm vụ công tác thuế năm 2010,

Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục thuế thành phố Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo kết quả thực

hiện công tác thuế năm 2010, phương hướng - nhiệm vụ công tác thuế năm 2011,

Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục thuế thành phố Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo kết quả thực

hiện công tác thuế năm 2011, phương hướng - nhiệm vụ công tác thuế năm 2012,

Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục thuế thành phố Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo kết quả thực

hiện công tác thuế năm 2012, phương hướng - nhiệm vụ công tác thuế năm 2013,

Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục thuế thành phố Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Báo cáo kết quả thực

hiện công tác thuế năm 2013, phương hướng - nhiệm vụ công tác thuế năm 2014,

Thành phố Hồ Chí Minh.

CommonWealth of Massachusetts, Second edition 7/1/2004, Internal control Guide For Manger.

Các quyết định, thông tư của Bộ Tài Chính.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315: “Xác định và đánh giá rủi ro có

sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400: “Đánh giá rủi ro và kiểm soát

nội bộ”.

Internal Control – Integrated Framework Executive Summary. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội.

Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007.

Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Quản lý thuế.

Nguyễn Thanh Bình (TPHCM - Năm 2010) “Đánh giá sự hài lòng của

doanh nghiệp đối với dịch vụ thuế: Nghiên cứu tình huống Chi cục thuế Quận Phú Nhuận”, luận văn thạc sĩ kinh tế.

PriceWaterHouseCooper, Key Elements Of Antifraud Programs And Controls.

Quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 26/01/2011 Quy trình thanh tra kiểm tra nội bộ ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành.

Tổng Cục thuế (2009), Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng thanh tra thuế, Thành

phố Hồ Chí Minh.

Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 25/02/2011 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

Tổng Cục thuế (2009), Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động

thanh tra thuế, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Quế Anh (TPHCM - Năm 2010) “Hoàn thiện và xây dựng hệ thống

kiểm soát nội bộ cho các DN nhỏ và vừa trên địa bàn TP Cần Thơ”, luận văn thạc sĩ

kinh tế.

PHỤ LỤC I: BẢNG CÂU HỎI

BẢNG CÂU HỎI VỀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP

CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chức vụ hiện tại :……… Địa chỉ liên lạc:………... Số điện thoại liên lạc:……….

PHẦN GIỚI THIỆU:

Xin kính chào anh/chị, tôi tên là: Nguyễn Thanh Tú. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh” để phục vụ cho việc hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế (chuyên ngành kế toán) tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.

Anh/chị vui lòng dành chút thời gian để giúp tôi trả lời một số câu hỏi liên quan đến đề tài mà tôi đang nghiên cứu. Các ý kiến trả lời của anh/chị sẽ được bảo mật tuyệt đối về thông tin. Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh/chị.

PHẦN A: CÂU HỎI CHUNG

Q1. Theo anh/chị công tác quản lý thuế tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh có thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước không?

a/ Có b/ Không

Q2. Việc tuyển dụng nhân sự có được diễn ra công khai, minh bạch và phù hợp yêu cầu của công việc hay không?

a/ Có b/ Không

Q3. Lực lượng nhân sự của cán bộ thuế tại Cục thuế Tp.HCM hiện nay có đáp ứng với nhu cầu công việc hiện tại không?

Q 4. Công việc kiểm tra giám sát của các đội kiểm tra thuế có được thực hiện đúng quy định hay không?

a/ Có b/ Không

Q5. Kiểm tra viên ở các đội kiểm tra thuế có làm việc độc lập với nhân viên ở các phòng khác không?

a/ Có b/ Không

Q6. Khi có Nghị định, thông tư mới thì Cục thuế có tổ chức các buổi tập huấn để hướng dẫn người nộp thuế thực hiện không?

a/ Có b/ Không

PHẦN B: CÂU HỎI CHI TIẾT

Anh/chị hãy đánh giá mức độ quan trọng bằng cách đánh dấu “X” theo tiêu chí cho điểm cao nếu thấy quan trọng (ít nhất là 1 và tăng dần cho đến mức 5 – quan trọng nhất).

Nhóm Q.7: nhóm các yếu tố tác động đến Môi trường kiểm soát ảnh hưởng việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Stt Các nhân tố Mức độ quan trọng

1 Lãnh đạo Cục thuế có thường xuyên tiếp xúc và

trao đổi và góp ý trực tiếp với nhân viên. 1 2 3 4 5 2 Trách nhiệm và quyền hạn ở từng bộ phận có

phân nhiệm rõ ràng. 1 2 3 4 5

3 Cục thuế cần phải quan tâm tới việc lập báo cáo

định kỳ và điều chỉnh khi phát hiện có sai sót. 1 2 3 4 5 4

Cơ cấu tổ chức hợp lý tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.

1 2 3 4 5

5 Chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử của các nhân

6 Năng lực của nhân viên. 1 2 3 4 5 7

Công việc được phân công phải phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người.

1 2 3 4 5

8 Phải có chế độ khen thưởng và kỷ luật phù hợp. 1 2 3 4 5

Nhóm Q.8: nhóm các yếu tố tác động đến công tác Đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh..

Stt Các nhân tố Mức độ quan trọng

1 Nguồn nhân lực được phân bổ hợp lý để đối phó rủi

ro. 1 2 3 4 5

2 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thuế. 1 2 3 4 5

3 Thiết lập tiêu chí đánh giá rủi ro. 1 2 3 4 5

4 Nâng cao mức phạt cho hành vi trốn thuế. 1 2 3 4 5 5 Khi nhân diện được rủi ro sẽ truyền đạt đến các

phòng ban. 1 2 3 4 5

6 Xác định mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với tình

hình thực tế của người nộp thuế. 1 2 3 4 5

7 Thiết lập quy trình tìm kiếm rủi ro ảnh hưởng tới

công tác quản lý thu thuế. 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 95)