nhân
Thực hiện cơ chế quản lý tự kê khai tự nộp, người nộp thuế tự chịu trách nhiệm và tự giác trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế vào NSNN. Từ thực tế hiện nay, ngành thuế vẫn luôn thất thu thuế TNCN ở những con số vẫn còn quá cao, đó là do hiện tượng trốn thuế, hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo tính công bằng của thuế. Ngoài việc khuyến khích người nộp thuế tuân thủ luật thuế, cơ quan thuế phải nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế khi thực hiện nhiệm vụ phải phát hiện những đối tượng có hành vi trốn thuế, những sai phạm của chính cơ quan thuế, của các cán bộ thuế.
Việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên sẽ làm giảm bớt ý định trốn thuế của người nộp thuế, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đúng việc khấu trừ thu nhập trước khi chi trả và cũng tránh được các trường hợp thông đồng, cấu kết giữa cán bộ thuế với người nộp thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế sẽ góp phần đảm bảo việc thu đúng và đủ thuế cho nguồn thu ngân sách quốc gia.
Trong thời gian qua, công tác thanh tra thuế thu nhập cá nhân ở nước ta chưa được coi trọng. Vì vậy, trong thời gian tới cơ quan thuế cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế thu nhập cá nhân để phát hiện ra các trường hợp cố tình khai man, trốn thuế, …
Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kê khai, nộp thuế của các ĐTNT để phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh những hành vi gian lận, trốn thuế. Do đó cần phải bổ sung lực lượng làm công tác thanh, kiểm tra về số lượng cán bộ, chất lượng và cả về trình độ chuyên môn cùng với đạo đức nghề nghiệp: phải được tập huấn và hướng dẫn các kỹ năng, phương pháp thanh tra như kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, phân tích số liệu trên tờ khai thuế, kỹ thuật phỏng vấn đối tượng người nộp thuế, trình tự kiểm tra sổ sách, chứng từ, khai thác dữ liệu về NNT…
Trong điều kiện nguồn lực phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cần tiến hành phân loại, chọn lọc đối tượng
người nộp thuế để kiểm tra, giám sát, chú trọng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực, các trường hợp có khả năng gian lân, trốn thuế cao. Do vậy, cán bộ thuế cần phải có đủ thông tin về đối tượng người nộp thuế, các thông tin phải đầy đủ, kịp thời và tin cậy.
Cách thức tiến hành các quy trình, phương pháp, thủ tục tiến hành thanh - kiểm tra phải đơn giản, rõ ràng, công khai sao cho vừa nâng cao được hiệu quả của công tác thanh - kiểm tra mà không ảnh hưởng đến hoạt động của các đối tượng bị thanh tra, kiểm tra. Thông báo cho đối tượng người nộp thuế biết rõ thời gian, trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra, nghĩa vụ của các bên trong quá trình thanh tra, kiểm tra… cơ quan thuế phải cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật cũng như các vấn đề có liên quan tới các tổ chức quản lý thu thuế, trên cơ sở đó để người nộp thuế tự kiểm tra hoạt động của mình, xã hội cũng có thể kiểm tra hoạt động của đối tượng nộp thuế và hoạt động của cơ quan thuế.
Các phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế, các Chi cục thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn để đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thuế nhằm chiếm đoạt tiền thu của ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, Cục Thuế cũng phải có chính sách tuyên dương các đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đồng thời cũng nên thông báo cho các DN khác biết những trường hợp người nộp thuế đã cố tình kê khai không đúng đã bị Cục Thuế xử lý phạt theo luật định để răn đe các trường hợp vi phạm.