Về đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 90)

Nâng cao năng lực chuyên môn nhân viên.

Để nhận biết và đánh giá được rủi ro thì đòi hỏi người cán bộ thuế phải có trình độ và năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Do đó, cần có những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho các nhân viên nhằm nâng cao năng lực nhận biết, đánh giá, và đối phó với những rủi ro trong công tác quản lý thu thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Ngoài ra thì còn có thể khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học nâng cao năng lực bằng cách hỗ trợ kinh phí (toàn phần hoặc một phần) cho nhân viên đi học, tạo điều kiện về thời gian để nhân viên có thể tham gia và đạt kết quả tốt. Để làm được việc đó thì Cục thuế cần phải sắp xếp một cách linh hoạt về thời gian, nhân sự để đảm bảo tiến độ công việc vẫn được thực hiện đúng và hiệu quả mà không bị chậm trễ.

Nguồn nhân lực phân bổ hợp lý.

Rủi ro tại đơn vị có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, đối tượng khác nhau, có thể từ bên trong hoặc cũng có thể từ bên ngoài. Rủi ro cũng có nhiều mức độ khác nhau, có rủi ro xảy ra với mức độ ít, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng, có rủi ro

xảy ra với tần suất cao nhưng hậu quả không nghiêm trọng, thì việc phân bổ nguồn lực hợp lý để đối phó với rủi ro cho có hiệu quả nhất trong điều kiện nguồn lực đang bị giới hạn. Và với những lĩnh vực, đối tượng có khả năng xảy ra sai phạm thì cần phân bổ nguồn lực nhiều hơn.

Rủi ro nhận diện được truyền đạt đến các phòng ban.

Để nhận diện được rủi ro là một vấn đề hết sức khó khăn, nhưng khi rủi ro đã được phát hiện mà lại không được truyền đạt đến các phòng ban thì việc phát hiện đó cũng không mang lại được hiệu quả gì thực tế. Do đó khi có một vấn đề rủi ro được phát hiện cần nhanh chóng được truyền đạt đến các phòng ban một cách rộng rãi bằng hệ thống văn bản giấy hoặc mail nội bộ và cần đảm bảo các thông tin này được truyền đạt một cách chính xác để có hướng giải quyết thiết thực nhất để đối phó với rủi ro.

Mục tiêu thu thuế phải xác định phù hợp.

Mục tiêu của ngành thuế là thu đúng, thu đủ và thu kịp thời số tiền thuế phát sinh của các đối tượng nộp thuế. Mục tiêu này cũng cần phải xây dựng phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn, nếu đặt ra mục tiêu thu quá thấp thì dẫn đến không đảm bảo cho nguồn thu quốc gia, còn nếu đặt ra mục tiêu thu quá cao thì dẫn đến gây áp lực cho chính những người làm công tác thu thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 90)