Khái quát về kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 41)

4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài.

Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước chuyển biến về phương pháp điều hành, chỉ đạo và thái độ kiên quyết thực hiện các ý tưởng. Thành phố Hồ Chí Minh được xác định trung tâm kinh tế ưu tiên để tạo điều kiện cho các ngành phát triển ở mức tối đa nhất. Nên Nhà nước ta phải có cơ chế chính sách kịp thời, phù hợp, rõ ràng, bình đẳng... Xây dựng bộ máy tinh gọn, đội ngũ công chức có tính chuyên nghiệp cao, trách nhiệm rõ ràng. Đội ngũ công chức phải thường xuyên được cập nhật thông tin mới, đào tạo lại để hiểu biết ngang tầm với nhiệm vụ. Sử dụng tài chính công tiết kiệm, hiệu quả, không dàn trải, tiết kiệm chi phí thường xuyên để tập trung vốn cho đầu tư phát triển cùng với việc thu hút mạnh các nguồn đầu tư khác để hàng năm mức tăng vốn đầu tư xã hội. Mặt khác, phải đi tắt đón đầu, quan tâm xây dựng nền tảng của kinh tế tri thức như: giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao, đội ngũ khoa học và quản lý giỏi, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được tăng cường, thu nhập bình quân tháng của người dân ngày càng tăng do đó đời sống của người lao động đang ngày càng được cải thiện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, số ĐTNT ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là thuế TNCN.

4.1.2 Khái quát về Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 314 TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính. Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo số thu cho NSNN, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh còn phải thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Tổng cục Thuế giao và đảm bảo thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 4.292 cán bộ, nhân viên; trong đó Văn phòng Cục gồm 1.079 cán bộ, nhân viên được tổ chức thành 22 phòng và 3.213 cán bộ, nhân viên làm việc tại 24 Chi cục Thuế quận, huyện trực thuộc.

Theo phân cấp quản lý, Văn phòng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quản lý thu thuế các doanh nghiệp lớn, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều quận huyện, nhiều tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp thuộc diện hoàn thuế giá trị gia tăng; quản lý những nguồn thu lớn, quan trọng. Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các chi cục thuế trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế trên địa bàn. Các Chi cục thuế quản lý thuế đối với cá nhân, doanh nghiệp có quy mô, phạm vi kinh doanh vừa và nhỏ, trên địa bàn một quận, huyện, thành phố không có hoạt động xuất nhập khẩu thuộc diện phải hoàn thuế giá trị gia tăng.

4.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh

4.2.1 Cơ cấu tổ chức của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ cấu tổ chức Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức gồm 22 phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Cục trưởng:

Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh

CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG Tổ chức cán bộ Kiểm tra nội bộ

P.CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG Thanh tra thuế số 1 Thanh tra thuế số 2 Thanh tra thuế số 3 Thanh tra thuế số 4 Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán Tin học Kê khai và kế toán thuế Ấn chỉ Kiểm tra thuế số 1 Kiểm tra thuế số 2 Kiểm tra thuế số 3 Kiểm tra thuế số 4 Quản trị - Tài vụ Quản lý các khoản thu từ đất Thuế thu nhập cá nhân Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Hành chính lưu trữ Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Pháp chế Tích hợp và lưu trữ dữ liệu người nộp thuế

4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh Minh

Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế:

Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý: Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền – hỗ trợ, phổ biến chính sách pháp luật về thuế; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trực thuộc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tuyên truyền pháp luật về thuế;…

 Phòng Kê khai và Kế toán thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vị Cục thuế quản lý: trực tiếp tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hạch toán, ghi chép các dữ liệu trên tờ khai,…

 Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt: trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách đối chiếu nợ thuế của từng đối tượng; lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế,…

Phòng Kiểm tra thuế 1,2,3,4:

Giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế: tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế; tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

 Phòng thanh tra thuế 1,2,3,4:

Thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế: Thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch của Cục thuế; thanh tra các trường hợp do phòng kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; đôn đốc người nộp thuế vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quy định.

Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán:

Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước: Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tham mưu cho lãnh đạo Cục Thuế phân bổ dự toán thu ngân sách Nhà nước đã phê duyệt cho các đơn vị; đề xuất các giải pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện dự toán thuế; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn.

Phòng pháp chế:

Rà soát các văn bản trả lời, hướng dẫn về thuế do các phòng chức năng của Cục thuế, Chi cục thuế soạn thảo; đề xuất biện pháp và trình Lãnh đạo Cục thuế xử lý đối với các văn bản ban hành chưa phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bản hướng dẫn của Tổng cục thuế; kiểm tra, đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện công tác pháp chế, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế của Cục thuế.

Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân:

Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế; xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch và

trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế;

 Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân;

 Phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

 Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế thu nhập cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra.

 Phòng kiểm tra nội bộ:

Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế.

 Phòng Tin học:

Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc ứng dụng tin học vào công tác quản lý.

Phòng Tổ chức cán bộ:

Triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục thuế.

Phòng Hành chính – Lưu thư:

Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, chương trình, kế hoạch công tác của Cục Thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế: Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tại cơ quan Cục thuế; tiếp nhận, phát hành kịp thời, đầy đủ, chính xác công văn của Cục Thuế, phân loại, chuyển cho các phòng chức năng xử lý.

Phòng Quản trị - Tài vụ:

Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị: Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Cục thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, tài sản, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động.

Phòng Quản lý - Ấn chỉ:

Thực hiện các công tác in ấn chỉ theo phạm vị được phân cấp; thực hiện cấp phát, bán hóa đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế, các tổ chức và cá nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hóa đơn ấn chỉ thuế và quản lý hóa đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế.

Trung tâm tích hợp và lưu trữ thông tin người nộp thuế:

Có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác thu nhập, tiếp nhận, tích hợp, lưu trữ đồng bộ, thống nhất và khai thác hiệu quả hệ thống thông tin người nộp thuế.

Phòng Quản lý các khoản thu từ đất:

Tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn Cục thuế quản lý.

4.3 Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

4.3.1 Quy trình quản lý thu thuế

Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, việc kê khai nộp thuế thu nhập thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Cơ quan chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp, cơ quan thuế có thể áp dụng phương pháp tự kê khai. Những người nộp thuế thuộc diện tự kê khai đa phần là những người hành nghề tự do, có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng số đối tượng

này không nhiều mà chủ yếu tập trung vào các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn.

4.3.1.1 Đăng ký, cấp và sử dụng mã số thuế

Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký cấp mã số thuế. Việc đăng ký thuế để cấp mã số thuế được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập hoặc tại cơ quan thuế.

Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký thuế của NNT tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo đúng quy định.

Bảng 4.1: Kết quả cấp MST TNCN của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Số đơn vị CTTN đăng ký cấp MST Số lượng người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công

được cấp MST Số lượng các cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế TNCN Số lượng các trường hợp khác thuộc diện nộp thuế TNCN Ghi chú 2009 42.344 1.008.126 0 2.841 2010 69.398 2.421.092 126.497 5.870 2011 151.994 3.060.114 249.183 18.864 2012 247.598 4.088.205 509.184 32.521 2013 696.671 5.909.129 682.901 48.398 `

Nguồn: Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh

4.3.1.2 Quản lý kê khai, nộp thuế

Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, công tác quản lý kê khai, nộp thuế được thực hiện một trong hai phương pháp sau: Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập và kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế.

Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập

- Đối với cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, tạm nộp thuế hàng tháng được thực hiện như sau:

+ Cơ quan chi trả thu nhập sẽ chịu trách nhiệm kê khai phần thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập cá nhân phải nộp với cơ quan thuế, khấu trừ phần thuế thu nhập cá nhân phải nộp trước khi chi trả cho các cá nhân là đối tượng nộp thuế và nộp vào ngân sách Nhà nước thông qua kho bạc.

+ Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập không thường xuyên nộp cho từng lần phát sinh thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế và cấp biên lai thuế khi chi trả cho người có thu nhập.

Kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế

- Hàng tháng, cá nhân kê khai, nộp thuế tại quan thuế. Trong trường hợp xác

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 41)