Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 78)

4. Yêu cầu của đề tài

3.3.3. Hiệu quả môi trường

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống trồng trọt hiện tại đến môi trường đang là vấn đề cấp bách đòi hỏi phải có số liệu phân tích kỹ về các mẫu đất, nguồn nước và nông sản trong một thời gian dài, mới định lượng đánh giá độ chính xác. Do vậy, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa ra những đánh giá định tính về mức độ ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến môi trường.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, tăng năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng bằng biện pháp thâm canh cao, bón phân cân đối hợp lý có thể ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất do không làm cây trồng phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng của đất, góp phần cải thiện tính chất vật lý của nước và của đất.

LUT 2 lúa-màu: các kiểu sử dụng đất đều có tác dụng bồi dưỡng đất tốt vì nó là loại hình luân canh giữa cây trồng nước với cây trồng cạn, đồng thời đậu tương, khoai tây, ...là các cây trồng có khả năng bổ sung cho đất lượng dinh dưỡng nhất định và là các cây trồng luân canh tốt cho cây lúa nước. Tuy nhiên có công thức chưa hợp lý là công thức Lúa Xuân - lúa Mùa - ngô Đông vì ngô là cây phàm ăn, gây thoái hóa đất, không phải là cây trồng trước tốt cho lúa.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- LUT 1 lúa-màu: nhìn chung các công thức luân canh 1 vụ lúa - màu đều có ảnh hưởng tốt đến môi trường đất vì đó là loại hình luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước. Ngoài ra, sự có mặt của cây ngô Đông tuy không có khả năng cải tạo đất nhưng lại là cây trồng có thể giúp cho việc mở rộng diện tích vụ Đông, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng sản lượng lương thực cung cấp cho phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, tăng lượng phân hữu cơ và làm tăng năng suất cây trồng.

- LUT chuyên màu: các kiểu sử dụng đất đều có một vụ ngô nên đều rất hại cho đất. Vì vậy việc hình thành các vùng chuyên canh rau, màu cần được trú trọng quan tâm, thay đổi công thức để vừa mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo cải tạo đất cho vụ sau. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô vùng chuyên canh rau, với các công thức luân canh hợp lý cần phải chú ý đến khả năng đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật của nông dân và nhu cầu của thị trường.

Bắc Sơn là một huyện miền núi càng được quan tâm. Để đánh giá ảnh hưởng của các LUT đến môi trường cần xem xét một số vấn đề sau: xói mòn, rửa trôi, hiện tượng ô nhiễm đất, nước do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hiện tượng thoái hóa đất do khai thác đất quá mức mà không có biện pháp bổi bổ độ phì nhiêu của đất. Hiệu quả môi trường được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Hiệu quả môi trƣờng của các LUT

STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Hệ số sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức của ngƣời dân trong việc sử dụng thuốc BVTV 1 2L - M 1 1 1 3 2 2L 2 2 2 3 3 1L - 2M 1 1 1 2 4 1L - 1M 2 3 2 2 5 1L 3 3 3 2 6 CM - CCN 1 2 3 2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cao: 1 Trung bình: 2 Thấp: 3

Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất huyện Bắc Sơn

Thông qua việc đánh giá hiệu quả các LUT qua các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cho ta thấy được LUT mang lại hiểu quả cao nhất là LUT-2LM, tiếp theo là LUT-CM-CNN. Dựa vào bảng tổng hợp Bảng 3.13 có thể định hướng sử dụng đất đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

Bảng 3.13. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất cây hàng năm huyện Bắc Sơn

STT LUT Hiệu quả

kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trƣờng Khả năng lựa chọn 1 2L - M B A A 1 2 2L B B C 3 3 1L - 2M C B A 4 4 1L - 1M B C C 5 5 1L C C C 6 6 CM - CNN B A B 2

Dùng thang điểm A,B,C để đánh giá theo 3 mức cao, trung bình, thấp và xếp thứ tự lựa chọn từ 1 đến 6

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 78)