Mô tả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 65)

4. Yêu cầu của đề tài

3.2.5. Mô tả các loại hình sử dụng đất

Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc tính của các LUT. Bảng 3.7 thể hiện một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm tại huyện Bắc Sơn

Bảng 3.7: Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm

STT LUT

Chỉ tiêu đánh giá

Địa hình Thành phần cơ giới Loại đất Chế độ nước Đặc điểm trồng trọt 1 2L - M = , b, c1 Fl, Ld CĐ LC 2 2L =,  b, c1, c2 Fl, Ld, LdC CĐ ĐC 3 1L - 2M = , b, c1 Fl, Ld Cđ LC 4 1L - 1M = , c2, c3 Ld, LdC cđ LC 5 1L  c3 J Ung ĐC 6 M-CCN = , b, c1 Po, Pi, CĐ ĐC, LC

(Nguồn: Điều tra thực địa)

Ghi chú:

- Địa hình: Vàn: = Vàn thấp:  Vàn cao: - Thành phần cơ giới: b : cát pha c1 : Thịt nhẹ

c2 : Thịt trung bình c3 : Thịt nặng - Chế độ nước: CĐ : Chủ động Cđ : Bán chủ động

cđ : Không chủ động Ung : Úng nặng - Đặc điểm trồng trọt: LC: Luân canh ĐC: Độc canh - Loại đất: + Po : đất phù sa cổ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Pi : đất phù sa ít được bồi + LdC: đất dốc tụ thung lũng chua

+ Ld : đất dốc tụ thung lũng không bạc màu + Fl : Đất Feralit biến đổi do trồng lúa + J : Đất lầy thụt

* LUT 1: Loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu.

Có 3 kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - lúa mùa - rau, màu vụ đông (ngô, khoai lang, rau vụ đông…). Loại hình sử dụng đất này được trồng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, khả năng tưới tiêu chủ động, thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát. Tập trung chủ yếu ở các thôn Đon Riệc I, Thâm Pát..

Hình 3.2: Cánh đồng lúa thôn Đon Riệc I

- Vụ xuân: Trồng các giống lúa như: Khang Dân, Q5, và một số giống lúa lai (Syn 6, Việt lai 20, Bio 404) Thời gian sinh trưởng từ 115 - 125 ngày, năng suất đạt 52 - 57 tạ/ha. Gieo mạ từ 01 - 05/2, cấy từ 15 - 25/2 hàng năm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngắn ngày như: Khang dân, Việt lai 20…Thời gian sinh trưởng từ 100 - 105 ngày, năng suất đạt từ 50 - 54 tạ/ha để kịp thời chuẩn bị đất canh tác vụ đông.

- Vụ đông: chủ yếu trồng các loại ngô, khoai, rau vụ đông.

+ Ngô: thường trồng các giống ngô có năng suất cao như: LVN 4, NK 4300, CP 888, CP 999… và một số giống ngô địa phương, năng suất đạt khoảng 38 - 42 tạ/ha.

Loại hình sử dụng đất này thường cho năng suất cao và ổn định do chủ động được nước tưới tiêu, đất tốt.

* LUT 2: Loại hình sử dụng đất 1 lúa - 2 màu

Gồm 2 công thức luân canh là Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông, Ngô xuân - lúa mùa - khoai tây.

Hình 3.3: Ruộng ngô của thôn Nà Riềng I

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

luân canh theo mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác và nhu cầu của từng nông hộ. LUT này phân bố rải rác trên địa bàn, được áp dụng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, tưới tiêu không thuận lợi, thành phần cơ giới phần lớn là cát pha. Vụ mùa thường trồng các giống lúa ngắn ngày như khang dân 18NC, Khang dân đột biến, Nhị ưu 838…

Có thời gian sinh trưởng từ 100 - 115 ngày, năng suất lúa đạt 35 - 40 tạ/ha, vụ xuân thường trồng các loại cây trồng màu (Ngô, khoai tây, ớt), vụ đông chủ yếu trồng ngô và khoai tây.

* LUT 3: Loại hình sử dụng đất 2 lúa.

Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, phổ biến trên hầu hết các xã thuộc huyện và tồn tại từ lâu, được người dân chấp nhận.

Hình 3.4: Cánh đồng lúa thôn Thâm Pát

LUT này được áp dụng ở những địa hình vàn, vàn thấp có khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa và một số khu vực có địa hình vàn cao nhưng chủ động được nước tưới. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa.

+ Lúa xuân: trồng phổ biến các giống Khang dân, Q5 và một số giống lúa lai như: Nhị ưu, Việt lai 20.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Lúa mùa: trồng phổ biến các giống: Bao Thai, Khang Dân… chủ yếu là trà mùa trung và trà mùa muộn.

LUT này thường áp dụng trên quy mô lớn (lớn nhất là cánh đồng thuộc thôn Đon Riệc I, Đon Riệc II với diện tích rộng hàng trăm ha nên thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất cao, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận.

* LUT 4: Loại sử dụng đất 1 lúa - 1 màu.

Kiểu sử dụng đất chủ yếu: Ớt xuân - lúa mùa, ngô xuân - lúa mùa, rau - lúa mùa. Lúa mùa được trồng tương tự như loại sử dụng đất 2 lúa, vụ xuân luân canh cây trồng màu như: Lạc, ngô, đỗ, rau…LUT này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, khó canh tác, tỷ lệ sét cao, PH thấp, địa hình vàn, vàn cao, không chủ động được nước tưới.

Năng suất cây trồng màu khá cao vì có cây ớt đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của LUT này lại không cao, vì năng suất lúa chỉ đạt từ 34 - 35 tạ/ha. Các LUT này tập trung chủ yếu tại ven rìa thị trấn Bắc Sơn tại các khu Vĩnh Thuận, Yên Lãng và Lê Hồng Hong.

Hình 3.5: Ruộng Ớt khu Vĩnh Thuận

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là LUT kém hiệu quả nhất và chỉ áp dụng trong điều kiện không thể lựa chọn được LUT nào khác. LUT này chủ yếu áp dụng ở những chân ruộng lầy thụt, đất chua, chỉ cấy được 1 vụ lúa mùa, do các vụ còn lại thường hay hạn hán, chế độ nước không chủ động, chủ yếu phụ thuộc vào nước trời. Chỉ cấy vụ mùa còn lại để trống đất, hệ số sử dụng đất thấp. Phân bố chủ yếu ở các thôn tại khu Lương Văn Chi, Minh Khai của thị trấn Bắc Sơn và thôn Tân sơn của xã Quỳnh Sơn.

Hình 3.6: Khu đồng 1L của khu Minh Khai thường xuyên thiếu nước

* LUT 6: Loại hình sử dụng chuyên rau, màu cây công nghiệp ngắn ngày.

Được áp dụng chủ yếu trên đất bãi bồi ven sông, nơi có địa hình vàn cao, chủ động tưới, tiêu nước, đất có thành phần cơ giới nhẹ. Phân bố chủ yếu ở thôn Đon Riệc I, Đon Riệc II Có 2 kiểu sử dụng đất được áp dụng phổ biến là Thuốc lá - ngô hè thu - rau đông, Thuốc lá - ngô hè thu - khoai tây

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.7: Cánh đồng thuốc lá của thôn Đon Riệc II

Cây thuốc lá: vụ đông - xuân thường được trồng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch. Cây thuốc lá là cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế tương đối lớn cho người nông dân huyện Bắc Sơn. Góp phần giải quyết việc làm và trong tương lai sẽ trở thành vùng chuyên canh lớn nhất tỉnh.

Cây ngô xuân thường được trồng từ 25/01 đến 25/2, ngô hè thu trồng từ 10/6 - 10/7, ngô đông trồng từ 10/9 đến 25/9. Cây ngô cũng chiếm một diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm vì cây ngô dễ dàng thich nghi với điều kiện khắc nghiệt và không tốn nhiều công chăm sóc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 65)