Đánh giá hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 76 - 78)

4. Yêu cầu của đề tài

3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác… Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương.

Theo số liệu điều tra nông hộ tại hai xã điểm là xã Quỳnh Sơn và thị trấn Bắc Sơn phần lớn các hộ được điều tra có số nhân khẩu từ 4 - 6 người/hộ, lao động trong độ tuổi từ 2 - 4 người/hộ. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải áp dụng loại hình sử dụng đất nào tận dụng được nguồn lao động hiện có của từng hộ gia đình.

Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân. Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không hiệu quả, cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 3.11: Hiệu quả xã hội của các LUT

STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Đảm bảo lƣơng thực Thu hút lao động Yêu cầu vốn đầu Giảm tỷ lệ đói nghèo Đáp ứng nhu cầu nông hộ Sản phẩm hàng hóa 1 2L - M 1 1 2 1 2 2 2 2L 1 2 2 2 2 2 3 1L - 2M 2 2 2 2 2 2 4 1L - 1M 2 2 3 2 3 3 5 1L 3 3 3 3 3 3 6 CM-CCN 3 1 1 1 2 1

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra nông hộ)

Cao: 1 Trung bình: 2 Thấp: 3

Các LUT trồng cây hàng năm.

Các hoạt động trồng trọt trên đất hàng năm đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên, việc đầu tư công lao động trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại xã mà còn cung cấp cho các xã lân cận trên địa bàn huyện, cung cấp nguyên liệu để sản xuất giống lúa Bao thai.

LUT 2 lúa - màu, 2 màu - 1 lúa và chuyên màu có khả năng giải quyết công ăn việc làm cao hơn nhiều so với LUT 1 lúa - 1 màu và LUT 1 lúa. Trong các kiểu sử dụng đất thì công thức luân canh Thuốc lá-ngô hè thu-rau đông và Thuốc lá-ngô hè thu-khoai tây là cần nhiều lao động nhất do cây thuốc lá và

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cây rau đều là cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc nhất là đối với cây thuốc lá là cây công nghiệp chủ đạo của huyện. Tuy nhiên, công thức luân canh này cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao lắm: vì bản thân cây thuốc lá đem lại hiệu quả rất lớn nhưng khi kết hợp luân canh với các cây trồng có hiệu quả kinh tế không cao như khoai tây, ngô thì hiệu quả LUT không cao. Khả năng đáp ứng lao động là 902 đến trên 1000 công/ha/năm, thu nhập thuần đạt từ 64,05 triệu đồng đến 72,63 triệu đồng/ha/năm. LUT 1 lúa cần ít lao động nhất (202,23 công/ha/năm) do chỉ canh tác được một vụ lúa dẫn đến lao động không có việc làm ở những tháng còn lại, cho thu nhập rất thấp (thu nhập thuần chỉ đạt 19,04 triệu đồng/ha/năm).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 76 - 78)