Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 33)

Chƣơng I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia thành 3 nhóm:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên:

Bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước…Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất [20].

+ Đặc điểm lý, hố tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghịêp, thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, … quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.

+ Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

+ Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.

+ Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp,… sẽ quyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

1.2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội:

Bao gồm rất nhiều nhân tố (chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, mơi trường chính sách,…) các yếu tố này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất [6].

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thơng vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dịch vụ, nơng nghiệp đều có sự ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó, thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay. Các yếu tố cịn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

+ Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản. Cung, cầu trên thị trường có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển đối với các hàng hố nơng nghiệp. Theo Đỗ Thị Tám (2001) [22], ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trường, các nơng hộ hồn tồn tự do lựa chọn hàng hố họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nơng sản hàng hố mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Muốn mở rộng thị trường phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn.... Đồng thời, quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì? bán ở đâu? mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học cơng nghệ gì? Sản phẩm hàng hố của Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng, giá rẻ và đang được lưu thông trên thị trường là điều kiện thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố có hiệu quả [11].

+ Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất.

+ Hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển nơng nghiệp, đất đai, ... có vai trị quan trọng trong phát triển nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Hệ thống chính sách pháp luật tác động rất lớn tới sự phát triển của nông nghiệp và cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mỗi một sự thay đổi của chính sách, pháp luật thường tạo ra sự thay đổi lớn, sự thay đổi đó có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn chế một

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khuynh hướng phát

1.2.3.3. Yếu tố tổ chức, kỹ thuật:

+ Cơng tác quy hoạch và bố trí sản xuất

Phát triển sản xuất hàng hố phải gắn với cơng tác quy hoạch và phân vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ sở để tiến hành quy hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng cho từng vùng. Việc phát triển sản xuất nơng nghiệp phải đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ và gắn với quy hoạch cơng nghiệp chế biến. Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất, khai thác các tiềm năng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hố.

+ Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hố các hình thức hợp tác trong nơng nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hố. Tổ chức có tác động lớn đến hàng hố của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra.

+ Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hố của hộ nơng dân khơng thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất nơng nghiệp hàng hố phát triển địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm [26].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 33)