Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 43 - 46)

Chƣơng I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:

- Thu thập dữ liệu, số liệu thơng tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ trung ương đến huyện, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lạng Sơn, phịng Tài ngun & Mơi trường, phịng Thống kê, phịng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Bắc Sơn, UBND các xã điểm đại diện cho các tiểu vùng của huyện.

- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến cơng tác quản lý đất đai, mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp đã có, tài liệu về thổ nhưỡng...

2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn bằng phiếu điều tra nông hộ: lựa chọn 200 hộ của 2 xã, mỗi xã 100 hộ để điều tra. Mỗi thôn chọn 5-10 hộ, là những hộ tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp và được trưởng thơn giới thiệu.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tiêu chuẩn chọn xã điểm là các xã có diện tích đất trồng cây hàng năm tương đối nhiều so với mặt bằng chung của xã thông qua việc hỏi ý kiến của những người chịu trách nhiệm quản lí chung cho xã, thôn như trưởng thơn, cán bộ địa chính xã.

+ Thị trấn Bắc Sơn (Đại diện cho vùng thấp): là trung tâm hành chính của huyện, tuy nhiên diện tích đất nơng nghiệp của huyện vẫn chiến đa số, hầu hết là lao động nông nghiệp và các dịch vụ về nơng nghiệp. Tại địa bàn thị trấn có nhiều cơ sở sản xuất và chế biến nông sản giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của thị trấn nói riêng và của tồn huyện nói chung.

+ Xã Quỳnh Sơn (Đại diện cho vùng cao): là một xã vùng cao của huyện Bắc Sơn, có đến 85% số hộ gia đình vẫn cịn duy trì kiến trúc nhà sàn là nét đặc trưng về làng văn hóa cộng đồng. Tại địa bàn xã có diện tích cây thuốc lá là cây công nghiệp thế mạnh của huyện. Bên cạnh đó do đặc điểm là xã vùng cao nên 97,5% diện tích trong tổng số diện tích đất chưa sử dụng là núi đá khơng thể canh tác.

Chính vì thực trạng trên nên việc lựa chọn thị trấn Bắc Sơn và xã Quỳnh Sơn là xã điểm để nghiên cứu có thể đưa ra được kết luận tổng quát nhất về thế mạnh cũng như hạn chế của nền nông nghiệp tại hai kiểu địa hình đặc trưng của huyên.

- Dựa vào quan sát thực địa và phỏng vấn nhanh nơng hộ để nắm được tình hình sơ bộ về không gian sống, sinh hoạt và mức sống, mức độ phù hợp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu

Xử lý số liệu chủ yếu bằng phần mềm Excel

Thơng qua đó đưa ra được các bảng, các biểu đồ về cơ cấu cũng như những biến động về diện tích, về năng suất cho các loại hình sử dụng đất, nhận xét được hiện trạng về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp khi thực hiện canh tác trên các LUT hiện tại.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế:

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn

Trong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. + p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.

- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx

Trong đó:

+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx

- Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày cơng lao động/ha/năm Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Hiệu quả xã hội

- Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ

- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Yêu cầu về vốn đầu tư

- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động

* Hiệu quả môi trường

- Hệ số sử dụng đất - Tỷ lệ che phủ

- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 43 - 46)