Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 26 - 28)

Chƣơng I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.2.1 Hiệu quả kinh tế

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:

- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”;

- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống;

- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng q trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người.

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội" [10].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.2.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo Nguyễn Ngọc Sẫm [25], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hố của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn.

1.2.2.3. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hố đất bảo vệ mơi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần lồi [16].

Hiệu quả mơi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường.

Trong sản xuất nơng nghiệp, hiệu quả hố học môi trường được đánh giá thơng qua mức độ sử dụng các chất hố học trong nơng nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường.

Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hố chất trong nơng nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 26 - 28)