Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 46 - 52)

4. Yêu cầu của đề tài

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bắc sơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, có vị trí toạ độ địa lý: Từ 21040‟5” đến 21057‟48” vĩ độ Bắc và từ 10605‟33,8” đến 10602524”‟ kinh độ Đông, Tổng diện tích đất tự nhiên hiện có: 69.942,56 ha, gồm 19 xã và 1 thị trấn, Trụ sở UBND huyện đặt ở trung tâm huyện, cách thành phố Lạng Sơn 85 km theo quốc lộ 1B và cách thành phố Thái Nguyên 75 km về phía Tây Nam, Vị trí tiếp giáp của huyện như sau:

-Phía Đông giáp huyện Văn Quan;

-Phía Tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; -Phía Bắc giáp huyện Bình Gia;

-Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng.

Với vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, đặc biệt là hệ thống giao thông là những yếu tố cơ bản tạo cho huyện Bắc Sơn những động lực phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội trong giai đoạn tới.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Bắc Sơn khá phức tạp vì có nhiều núi đá thuộc khối núi Bắc Sơn, địa hình chủ yếu kiểu cácxtơ (karst), núi đá vôi, xen một ít núi đất và cánh đồng cacxtơ hình lòng chảo. Tạo thành một vòng cung dốc nghiêng về phía Tây Nam. Các khối núi đá vôi cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi cácbon Pecmi, có nơi đá vôi bị xói mòn đến tận gốc, để lộ ra đá phiến Đêvôn và ngoài rìa chủ yếu là đá phiến và phun trào Triat.

Theo đặc điểm địa hình, địa mạo toàn huyện có thể chia thành các loại sau:

Kiểu địa hình núi đá vôi (karst)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xếp lớp, đỉnh lởm chởm, thường kèm theo quá trình karst do hoà tan và ngưng đọng carbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng, phức tạp, đẹp kỳ diệu trong các hang động. Nhiều nơi đá bị mài mòn tạo nên những cổng trời, rừng đá, cầu đá, giếng đá rất kỳ thú, các đỉnh núi cao điển hình trên 400-500 m tạo thành một dải gần như liên tục.

Dạng địa hình, địa mạo núi cao trung bình

Dạng địa hình này phân bố ở phía Tây Bắc huyện Bắc Sơn, độ cao trung bình từ 400-700 m đỉnh cao nhất là đỉnh Khau Kiêng cao 1.107m. Dạng địa hình này có độ dốc lớn, mức độ chia cắt rất mạnh.

Dạng địa hình Thung lũng kiến tạo - xâm thực

Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho khai thác nông nghiệp, Xen giữa các dãy đồi núi là những dải đất thấp khá bằng phẳng trồng lúa, màu khá tốt. Tuy nhiên, do chênh lệch về độ cao tương đối, chế độ nước giữa các bậc địa hình khác nhau dẫn đến phương thức sử dụng khác nhau tạo nên sự đa dạng sử dụng đất với nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, rau màu và cả những vườn cây ăn quả [1].

3.1.1.3. Khí hậu

Đặc điểm khí hậu của Bắc Sơn là nằm trong vùng có mùa đông lạnh và khô nhất nước ta, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các tiểu vùng.

- Nhiệt độ: Về cơ bản, khí hậu Bắc Sơn vẫn là khí hậu nhiệt đới với tổng nhiệt độ năm >75600C, số giờ nắng 1400-1450 giờ, bức xạ tổng cộng 110- 120kcal/cm2/năm, nhiệt độ TB năm 210

C, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc, Nhưng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên 37,30

C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống -1,40C, Chế độ nhiệt phân hoá thành 2 mùa: mùa đông

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đến sớm hơn các nơi khác ở miền Bắc từ nửa tháng đến 1 tháng và kéo dài 5- 6 tháng. Mùa đông lạnh nhất cả nước do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc với tần suất 20- 22 lần tràn sang trong năm. Nhiệt độ mùa đông thấp hơn nơi khác từ 1-30

C, nhiều ngày nhiệt độ <100C. Mùa đông còn có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa phùn, sương muối...

- Chế độ mưa: Bắc Sơn là huyện có lượng mưa khá của tỉnh Lạng Sơn, lượng mưa trung bình 1503mm. Chế độ mưa phân hoá thành 2 mùa: mùa mưa trùng với mùa hè, chiếm 80-85% lượng mưa năm, mùa khô trùng với mùa đông.

- Các yếu tố khí hậu khác: Độ ẩm tương đối thấp (82-83%), lượng bốc hơi cao 800mm… Hoạt động của gió chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình.

Huyện Bắc Sơn không bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây trồng dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới.

3.1.1.4. Tài nguyên đất Bắc Sơn có các loại đất chính: TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Phân bố (Xã)

1 Đất phù sa ngòi suối (Py) 367 0,52 Hầu hết các xã 2 Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) 2.660 3,8 Vũ Lễ, Trấn Yên... 3 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến (Fs) 11.515 16,5 Vạn Thủy, Nhất Tiến... 4 Đất vàng đỏ trên đá macma a xits(Fa) 6.025 8,6 Đồng Ý, Vũ Sơn... 5 Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 11.588 16,7 Tân Thành, Tân Tri... 6 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

nước(FL) 4.229 6,0 Hầu hết các xã 7 Đất mùn vàng đỏ trên macma axit(Ha) 127 0,13 Núi Khau Khiêng 8 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ(D) 905 1,3 Hầu hết các xã

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.5. Tài nguyên nước

Nguồn nƣớc mặt:

Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu thuộc các công trình thủy lợi và hệ thống các con suối được khai thác phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, một phần tạo nguồn cho công trình cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 132 công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp trong đó hồ chứa có 13 công trình, đập phai nhỏ 97 công trình và 21 công trình mương máng với chiều dài 147,25 km [1].

Nguồn nƣớc ngầm:

Bắc Sơn nằm trong vùng địa hình Karst vì vậy nguồn nước ngầm có vai trò rất quan trọng, hiện nay tài nguyên nước trong lòng đất (nước ngầm) của huyện chủ yếu được khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt, trên địa bàn huyện nguồn nước ngầm tương đối phong phú nằm ở độ sâu 20-30m, hiện nay Công ty TNHH một thành viên Lạng Sơn ( công ty cấp thoát nước tỉnh) đã khoan 1 giếng khoan kết hợp 1 giếng tự chảy với lưu lượng khoảng 1,200 m³/1 ngày đêm để cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn. Ngoài ra trên địa bàn 19 xã của huyện nhân dân đã thực hiện khoan khai thác nước ngầm quy mô hộ gia đình gần 3,000 giếng

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất có rừng của huyện Bắc Sơn là 41.210,31 ha, chiếm 74 % diện tích đất nông nghiệp và 58,92 % diện tích đất tự nhiên, trong đó

+ Đất có rừng sản xuất 34.889,01ha; + Đất có rừng phòng hộ 6.321,22 ha

Có thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của huyện. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Tuy nhiên, những năm gần đây tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc, tuy nhiên chất lượng và số lượng đã bị suy giảm mạnh, không còn đa dạng như trước.

3.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoảng sản hiện có trên địa bàn huyện không có nhiều, theo điều tra đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên của tỉnh Lạng Sơn thì trên địa bàn huyện Bắc Sơn chỉ có một số loại khoáng sản như: Quặng sắt, quặng Bauxit, quặng chì, quặng Thuỷ ngân, Vàng sa khoáng, Khoáng sản không kim loại gồm khoáng chất công nghiệp Caolin, Đá ốp lát, đá vôi.

- Nhóm mỏ bauxit, sắt ở Bắc Sơn: Gồm 15 điểm quặng và tụ khoáng tại Nhất Hoà, Chiến Thắng, Trấn Yên, Tân Lập, Tân Hương, Đồng Ý; các mỏ, điểm quặng bauxit và alit này đều có quy mô nhỏ (dưới 1 triệu tấn).

- Quặng Thuỷ Ngân phân bố tại Mỏ Ngần – Đồng Ý

- Vàng sa khoáng phân bố tại các điểm quặng tại Lân Khuyến, Lân Ảng, Lân Rào, Lâm Cầm, Lân Nà và Mỏ Nhài

- Vàng gối phân bố tại Chiêu Vũ

- Đá ốp lát tập trung tại các điểm thuộc xã Bắc Sơn, Vũ Sơn và Vũ Lễ - Đá vôi: Đây là nguồn khoáng sản rất phong phú trên địa bàn huyện

3.1.1.8.Tài nguyên nhân văn

Huyện Bắc sơn là một huyện giầu tiềm năng du du lịch là vùng đất ẩn chứa một nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Địa danh Bắc Sơn vốn có từ xa xưa nằm trong khu vực thuộc nền “Văn hoá Bắc Sơn”. Hơn nữa với phong cảnh phong phú đa dạng, nhiều địa danh, di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Đối với Văn hóa phi vật thể như: Lễ hội lồng tồng xã Quỳnh Sơn, xã Vạn Thủy, cộng với kho tàng Văn hóa dân gian như: hát then, múa chầu, hát sli, hát lượn, hát ví... Những bộ trang phục áo chàm của dân tộc Tày và dân tộc Nùng vẫn được giữ gìn đã tô thêm những nét đẹp văn hoá của nhân dân các dân tộc.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.9. Cảnh quan môi trường

Đối với môi trường không khí: Hiện nay chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực nông thôn trên địa bàn huyện vẫn còn đảm bảo, chưa có những biểu hiện bị ô nhiễm và suy thoái.

Đối với môi trường nước: Hiện nay hầu hết số dân tại các xã trong huyện sử dụng nguồn nước tự khai thác, hầu hết các nguồn nước này sau khi khai thác được người dân tự xử lý bằng các phương pháp truyền thống vì vậy những ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khoẻ của người dân là không thể tránh khỏi. Đối với thị trấn Bắc Sơn người dân đã được sử dụng nước sạch do nhà máy nước tại Thị Trấn cung cấp. Ở những khu vực đông dân cư, trục đường quốc lộ và dọc sông suối, các xã có điểm chợ…tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra. Nhiều nơi khu đông dân cư, ven sông suối thải rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường dân cư nông thôn,

Đối với môi trường đất: Hiện nay cơ cấu sử dụng đất tại Bắc Sơn chưa có những thay đổi đáng kể, diện tích đất chuyên dùng gia tăng không nhiều, Đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Hiện nay, chất lượng môi trường đất của huyện Bắc Sơn chưa có các biểu hiện bị suy thoái, bạc màu, các hàm lượng khoáng chất, chất vi lượng trong đất vẫn đảm bảo cho sự phát triển của cây trồng. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều và bừa bãi các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón vô cơ đang và sẽ có gây nhiều ảnh hưởng tới môi trường đất, nước và không khí trong khu vực.

Hiện trạng quản lý chất thải rắn: Hàng năm ước tổng lượng rác thải rắn phải thu gom trên toàn huyện ước tính là: 5.000 m3(tính cả lượng rác trong nông thôn); tổng lượng nước thải ước khoảng 150.000 m3; tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh khoảng 40%; tỷ lệ dân số ở khu vực nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng 82% và tỷ lệ này ở khu vực thị trấn, thị tứ là 95%.

Việc thu gom xử lý rác thải đã được huyện quan tâm chỉ đạo, hiện nay hoạt động thu gom rác thải huyện quan tâm đầu tư và xử lý tại bãi rác của huyện vì vậy đã giải quyết tốt vấn đề gây ô nhiễm môi trường do rác tại khu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vực thị trấn, thị tứ và khu vực tập trung đông dân cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rác thải tại các xã có điểm chợ được tổ chức thu gom tập kết vào một chỗ để đốt và chôn lấp. Hàng năm tỷ lệ rác thải rắn được thu gom và xử lý từ khu vực này vẫn chưa đạt yêu cầu.

Đối với chất thải y tế, ngành y tế đã xây dựng quy trình và xử lý đúng theo quy định của bộ Y Tế và bộ Tài Nguyên Môi Trường về chất thải y tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 46 - 52)