Hiện trạng kinh tế cúa các ngành năm 2012

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 56 - 60)

4. Yêu cầu của đề tài

3.1.3. Hiện trạng kinh tế cúa các ngành năm 2012

3.1.3.1. Vế sản xuất nông, lâm, thủy sản

thời tiết như hạn hán, ngập lụt, rét đậm, rét hại, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…Nhưng do có sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt từ huyện đến cơ sở, sự chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ sản xuất, cùng sự nỗ lực của bà con nông dân biết khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với mùa vụ, do vậy sản xuất nông nghiệp năm 2012 đă đạt được những kết quả quan trọng. Tổng diện tích gieo trồng 12.486,3 ha, vượt 4,95% KH, tăng 0,19% CK. Sản lượng lương thực có hạt đạt 34.805 tấn, tăng 5,1% CK, vượt 0,4% KH. Trong đó: Sản lượng lúa 15.918,5 tấn, tăng 10,04% CK; Sản lượng ngô 18.886,5 tấn, tăng 1,25% CK; Thuốc lá 2.451,6 ha, đạt 98,22% KH, bằng 97% CK, sản lượng ước đạt 5.622,3 tấn, tăng 2,2% KH, bằng 96,72% CK…, một số cây trồng đều gieo trồng đạt khá so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đó, trồng rừng sản xuất được 428 ha, trồng cây nhân dân 250 ha; Cây ăn quả trồng được 156 ha, vượt 4% KH, trong đó quýt 39,9 ha. Công tác phòng chống cháy rừng được đảm bảo, các lực luợng chức năng thường xuyên duy trì chế độ trực sẵn sàng ứng phó khi có cháy xảy ra.

3.1.3.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN), xây dựng cơ bản

Giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN ước thực hiện năm 2012 đạt trên 65 tỷ đồng (theo giá thực tế), tăng trên 10% so với cùng kỳ, các sản phẩm chủ yếu gồm:

Đá các loại khoảng 30.500 m3; gạch bê tông khoảng 3,5 triệu viên; ngói mỏng trên 2,6 triệu viên; xay xát gạo, nghiền bột trên 30.000 tấn; đóng giường, tủ, bàn ghế trên 6.450 bộ; may đo quần áo khoảng 65.500 bộ; nước máy 220.000 m3.

Đến nay trên địa bàn huyện có 14 HTX đang hoạt động, sản xuất kinh doanh. Trong đó: Có 02 HTX công nghiệp,TTCN; 03 HTX nông, lâm nghiệp; 01 HTX vận tải hành khách; 02 HTX thương mại; 04 HTX thuỷ sản; 01 HTX chế biến lâm sản; 01 HTX vật liệu chất đốt. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành và Liên minh HTX tỉnh Lạng Sơn, đã tạo điều kịên thuận lợi cho các HTX phát triển phong phú đa ngành nghề và hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm cho lao động dôi dư, thu nhập trung bình 2,0 - 2,2 triệu đồng/lao động/tháng, góp phần cải thiện đời sống của nhiều hộ gia đình.

3.1.3.3. Về dịch vụ thương mại

Trong năm, thị trường giá cả nhìn chung ổn định, không có biến động nhiều, giá cả chỉ tăng trong những ngày giáp Tết, đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Lượng hàng hoá đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Tuy nhiên, sức mua của nhân dân giảm so với cùng kỳ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiêu dùng của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Hoạt động vận tải hàng hoá, hành khách đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn, 100% xã, thị trấn đã có điện thoại, báo đọc trong ngày, các loại dịch vụ viễn thông ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành đối với cơ sở tạo cơ hội tốt để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

3.1.4.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường

3.1.4.1. Những lợi thế

Xét tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện là thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thích hợp với việc hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu hay việc phát triển các vùng chuyên canh như hồi, thuốc lá, cây ăn quả… cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Trình độ dân trí của huyện đã có nhiều tiến bộ nên công tác bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng ngày càng được quan tâm.

- Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, chủ yếu là lao động nông nghiệp, có thể huy động vào sản xuất lâm nghiệp và các ngành nghề khác.

3.1.4.2. Những hạn chế và thách thức

- Nền kinh tế của huyện mới ở thời kỳ phát triển, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, nhận thức của nhân dân về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn còn hạn chế nên chưa hình thành các khu vực sản xuất tập trung chuyên môn hoá để phát triển.

- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại.

- Tiềm năng đất đai, vốn, lao động chưa được sử dụng triệt để, vẫn còn tình trạng di dân tự do trên địa bàn. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên chưa yên tâm sản xuất, còn thiếu tư liệu sản xuất, trang bị kĩ thuật.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, sự phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng năng suất cây trồng còn thấp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé và đơn điệu chưa tạo ra động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch chưa đáp ứng được đời sống nhân dân.

3.1.4.3. Áp lực đối với đất đai

+ Quỹ đất đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau nên không thể mở rộng diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong những năm tới do yêu cầu của công tác công nghiệp hoá, hiện đại hoá kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn. Việc bố trí thỏa đáng đất đai là rất cần thiết đồng thời bắt buộc phải bố trí vào đất sản xuất nông nghiệp, nếu không tính toán và quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân.

+ Nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì việc bố trí đất cho sản xuất kinh doanh, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, trường học, y tế…) sẽ đòi hỏi một quỹ đất tương đối lớn, không chỉ gây sức ép về quy mô diện tích mà còn tạo áp lực trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí công trình.

Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn) thì áp lực đối với đất đai của huyện đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của huyện.

Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ cho việc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 56 - 60)