CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.2. Nội dung tạo động lực lao động trong doanh nghiệp
1.2.3. Các biện pháp phi tài chính
1.2.3.1. Đánh giá thực hiện công việc đảm bảo tính công bằng
Để đánh giá thực hiện công việc được công bằng, trước hết doanh nghiệp cần xây dựng tiêu chuẩn vị trí công việc một cách đầy đủ, rõ ràng, việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo tiền đề cho việc tạo động lực đối với NLĐ. Nội dung cơ bản mỗi doanh nghiệp cần phải đáp ứng về tiêu chuẩn vị trí công việc bao gồm: Các thông tin chung về công việc (thông tin về chức danh công việc, bộ phận trực thuộc, địa điểm làm việc, mối quan hệ cấp trên cấp dưới); Mục đích công việc, chức năng chính của công việc; Nhiệm vụ chính (những hoạt động mà nhân viên thực hiện để đạt được kết quả đầu ra cho công việc); Quyền hạn công việc (quyền hạn của NLĐ trong quá trình làm việc); Điều kiện làm việc (các yếu tố về giờ giấc, môi trường làm việc, phương tiện đi lại); Tiêu chuẩn công việc (tiêu chuẩn cần thiết của NLĐ về kiến thức, kỹ năng, thái độ). Bên cạnh đó, yếu tố về phân công, bố trí lao động cũng vô cùng quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến kết quả lao động, hiệu suất lao động của NLĐ. Bố trí lao động cần đảm bảo đúng người, đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm. Làm tốt được việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm, tránh lãng phí nguồn nhân lực, nâng cao năng suất hoạt động kinh doanh.
Đánh giá công việc thể hiện chức năng đảm bảo sự công bằng trong tổ chức, ghi nhận những thành tích đạt được của người lao động (thỏa mãn nhu cầu thành đạt) và là có rõ giúp cho người lao động thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân (Maslow).[10]
Đánh giá nhân viên là hoạt động định kỳ, thường xuyên trong thực tế vận hành doanh nghiệp. Đây cũng là hoạt động giúp phát huy vai trò của nhà quản lý trong việc dẫn dắt, sử dụng cũng như tối ưu hóa nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp mang lại thông tin trực tiếp, khách quan và chính xác về hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân trong công ty. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp khai thác, tận dụng tối đa chất lượng nhân sự.
Một tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp
cần đảm bảo các tiêu chí như: Có thể thực hiện thường xuyên, liên tục; Có tính chính xác cao, kết quả khách quan, đo lường được; Đảm bảo được đúng mục tiêu đánh giá; Tiết kiệm được thời gian đánh giá.
Đánh giá nhân viên về bản chất là đánh giá kết quả, hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên. Do đó, trong quá trình triển khai đánh giá cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ. Học thuyết của Adams cho thấy nhu cầu cần đòi hỏi sự công bằng trong đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá cần tập trung vào kết quả, phương pháp, kỹ năng làm việc của nhân viên chứ không đánh giá tính cách, con người của nhân viên.
1.2.3.2. Tạo động lực thông qua đào tạo và phát triển nhân lực
Mỗi một tổ chức đều coi trọng công tác đào tạo và phát triển nhân lực vì nó cung cấp một khối lượng kiến thức, kỹ năng, định hướng nghề nghiệp cho người lao động…qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nhân lực mà họ hiện đang có, đáp ứng được sự thay đổi của trang thiết bị máy móc, công nghệ cũng như những yêu cầu của công việc. Đào tạo và phát triển nhân lực còn nâng cao khả năng thích ứng của người lao động đối với công việc.
Bên cạnh đó, một mục tiêu khác cũng khá quan trọng là nó góp phần đáp ứng được nhu cầu được học tập, tìm hiểu được đào tạo để có những kiến thức, kỹ năng mà người lao động mong muốn. Doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng người lao động bằng cách cho người lao động tham gia các khóa đào tạo mới, đào tạo nâng cao nghiệp vụ hay nâng bậc,...nhằm hoàn thiện hơn vốn kiến thức, tay nghề của họ và giúp họ thực hiện các công việc một cách nhanh chóng, chuyên nghiêp hơn đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. [10]
Vì vậy, tổ chức cần phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động, xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động và đáp ứng được mục tiêu của tổ chức. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người lao động, tổ chức cũng phải quan tâm đến vấn đề sử dụng người lao động sau đào tạo để
nhằm tận dụng được những kiến thức kỹ năng người lao động được đào tạo.
[10]
Việc khai thác có hiệu quả các khả năng, tiềm năng của người lao động và tạo cơ hội cho họ phát triển chính là để đáp ứng được nhu cầu tự hoàn thiện và nhu cầu được tôn trọng của người lao động (maslow), qua đó thúc đẩy động lực lao động của người lao động.
1.2.3.3. Tạo môi trường làm việc hiệu quả
Học thuyết nhu cầu của Maslow đã chỉ rõ, con người bao giờ cũng có nhu cầu quan hệ xã hội. Họ mong muốn được làm việc trong bầu không khí thõn thiện, vui vê và đoàn kết, làm việc trong mụi trường này sẽ tạo động lực cho họ làm việc tốt hơn. Dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, môi trường làm việc cũng đều quan trọng với các thành viên trong công ty. Một môi trường làm việc tốt, thân thiện sẽ giúp người lao động thoải mái và hoàn thành công việc hiệu quả.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh hơn vì có một bộ máy vững mạnh.
Một môi trường làm việc tốt là môi trường làm việc thân thiện, hài hòa, là nơi nhõn sự sẽ cảm thấy thoải mỏi, vui vê khi đến chỗ làm thay vỡ sự ỏp lực, mệt mỏi trong tình thế bắt buộc.
Một văn phòng làm việc được bài trí gọn gàng, bắt mắt, hợp lý, không gian làm việc sáng tạo sẽ tác động nhiều đến tư duy của nhân viên, giúp họ sáng tạo và bứt phá hơn. Vì vậy, để có một môi trường làm việc năng động, hiệu quả thì ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải luôn cải thiện môi trường về mặt chất và lượng. Xây dựng một môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái, thân thiện và đầy đủ tiện ích cùng những thiết kế văn phòng, nội thất đẹp để cải thiện năng suất làm việc và tâm lý nhân sự. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng nên khuyến khích tính cá nhân hóa trong môi trường làm việc và thiết kế một không gian tách biệt gồm đầy đủ tiện ích cho nhân viên nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh việc cố định khu vực làm việc chính, bạn có thể cung cấp vườn trê, phũng gym, lớp yoga, thực phẩm và đồ uống lành mạnh...Điều quan trọng là cho nhân viên thấy bạn quan tâm đến họ như những cộng sự chứ
không đơn thuần chỉ là những người làm thuê.
1.2.3.4. Tạo động lực thông qua văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành viên. Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, triết lý hành động, phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là phương pháp tạo động lực lao động và sức mạnh đoàn kết cho doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến các thành viên trong doanh nghiệp. Các giá trị và các triết lý được tổ chức lựa chọn là chuẩn mực chung cho mọi thành viên tổ chức để phấn đấu hoàn thành, cho những người hữu quan bên ngoài sử dụng để phán xét và đánh giá về tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp có sức mạnh lôi cuốn các thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận các giá trị và triết lý của tổ chức, thực hiện nó và hội tụ các thành viên của tổ chức có sự nhất trí cao và hành động vì mục tiêu chung của tổ chức.