CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của người lao động 18 1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Luật pháp: Những quy định của luật pháp có ảnh hưởng đến tạo động lực của người lao động thông qua những quyết định của doanh nghiệp đối với NLĐ. Chế độ chính sách đối với NLĐ là một nội dung quan trọng gắn liền với quyền lợi thiết thực của NLĐ. Nội dung này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, đơn vị và NLĐ thuộc các ngành nghề khác nhau. Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của nước ta cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính sách, pháp luật về lao động cũng được đổi mới, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Việc tạo ra hành lang pháp lý đã tạo điều kiện quan trọng cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, nhất là chuyển đổi lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp - nơi có năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn.
Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp; tiêu chuẩn lao động cơ bản được bảo đảm, quan hệ lao động hình thành và hướng đến sự hài hòa ổn định; vấn đề an sinh xã hội, nhất là việc bảo đảm ổn định cuộc sống cho các đối tượng yếu thế, bị tác động trong quá trình công nghiệp hóa, của nền kinh tế thị trường được đặt ra và có sự quan tâm nhất định. Hệ thống chính sách, pháp luật lao động đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả để phát triển và
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tận dụng tốt hơn cơ hội của thời kỳ dân số vàng cho sự nghiệp phát triển đất nước.
- Đặc điểm về ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Đặc điểm của ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới tạo động lực lao động cho NLĐ. Trong trường hợp ngành, lĩnh vực SXKD của doanh nghiệp được đánh giá cao và được xã hội quan tâm thì người lao động công tác tại doanh nghiệp đó sẽ phấn khởi, nhiệt huyết trong công việc, cống hiến, hăng say trong lao động sản xuất tạo năng suất lao động cao trong doanh nghiệp. Và trường hợp ngược lại trường hợp ngành, lĩnh vực SXKD của doanh nghiệp ít được xã hội quan tâm thì người lao động làm việc trong những ngành nghề lĩnh vực này sẽ xuất hiện tâm lý tự ti đối với công việc đảm nhận, làm giảm động lực lao động tại các doanh nghiệp.
- Hệ thống phúc lợi xã hội: Người lao động không những mong muốn sự quan tâm từ phía doanh nghiệp mà họ còn mong muốn sự quan tâm từ xã hội. Khi sự quan tâm từ xã hội tốt, họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong công việc.
1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Công việc của người lao động: Tuỳ vào từng công việc mà nó có tạo động lực cho NLĐ được hay không. Một công việc phù hợp hoặc cao hơn một tí với khả năng, chuyên môn thì sẽ tạo được động lực lớn cho người lao động, họ sẽ cảm thấy rất hứng thú khi làm việc, và như vậy, hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Nếu công việc quá dễ hoặc quá khó khiến người lao động cảm thấy bức bối thì sẽ không hiệu quả.
- Đặc điểm kỹ thuật công nghệ: Nhân tố này cũng có một phần quan trọng trong việc phát triển động lực lao động. Nếu hệ thống công nghệ tốt, hỗ trợ NLĐ giải quyết được công việc dễ dàng hơn thì sẽ làm NLĐ cảm thấy thoải mái khi làm việc, còn nếu nó quá lạc hậu, quá cũ kỹ mà không thể hỗ trợ tốt cho công việc NLĐ thì họ cũng cảm thấy bức xúc khó chiu. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm mức độ nặng nhọc trong công việc, làm cho NLĐ
đỡ hao tốn sức lực làm năng suất lao động tăng lên. Người lao động sẽ được tăng tiền lương, từ đó sẽ tăng động lực lao động.
- Điều kiện lao động: Điều kiện lao động cũng có ảnh hưởng đến năng suất làm việc của NLĐ. Nếu người lao động đuợc làm việc trong điều kiện an toàn, trong sạch thì hiệu quả làm cũng sẽ cao hơn.
- Phong cách lãnh đạo: Với những phong cách lãnh đạo khác nhau mà người lao động sẽ có những hành vi khác nhau. Nếu người lãnh đạo có phong cách tự do, dân chủ thì người lao động sẽ cảm thấy thoải mái hơn, còn nếu người lãnh đạo có phong cách chuyên quyền, độc đoán thì người lao động sẽ thấy bức bối hơn. Tuy nhiên phong cách lãnh đạo lại phụ thuộc vào hình thức của tổ chức.
Thêm vào đó là sự nhìn nhận về vấn đề tạo động lực của ban lãnh đạo.
Có những nhà lãnh đạo coi công tác tạo lao động là không cần thiết mà còn làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Nhưng cũng có những nhà lãnh đạo coi đây là công việc cần thiết, có ích cho tổ chức của mình.[6]
- Các chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách nhân sự: Những chính sách nhân sự phải thoả đáng, không làm người lao động cảm thấy bức xúc bởi những quyết định quá mức. Nếu không họ sẽ rời bỏ tổ chức.
- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là cách xây dựng bộ máy hành chính, các mối quan hệ và các luồng thông tin giữa các ngành, các cấp. Cần phải xác định rõ chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cá nhân đảm nhận các công việc. Thực tế cho thấy, tổ chức lại bộ máy là khâu then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một công ty. [18]
* Các yếu tố thuộc bản thân người lao động
Sự tồn tại và phát triển của con người là sự đan xen quá trình hoạt động và thoả mãn nhu cầu; đan xen quá trình hình thành và tích luỹ và sử dụng kiến thức; đan xen thành công và thất bại. Mỗi con người là một xã hội thu nhỏ, chúng ta cần biết về con người. Mỗi người, với hoàn cảnh khác nhau, giới tính khác nhau, độ tuổi khác nhau thì sẽ có những nhu cầu, mục tiêu khác
nhau. Là người quản lý, sử dụng lao động thì phải hiểu biết về các yếu tố thuộc bản thân người lao động để có thể phát huy được khả năng của họ.[5]