Nghiên cứu về quản lý hoạt động tham vấn tâm lí học đường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động tham vấn học Đường cho học sinh tại các trường thcs huyện thạch thất, thành phố hà nội theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia Đình và xã hội (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường

1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động tham vấn tâm lí học đường

1.1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Tác giả Susan C. Whiston và Thomas L. Sexton (1988) đã tóm tắt kết quả của 50 nghiên cứu về tư vấn học đường được xuất bản từ năm 1988 đến năm 1995 tại Mỹ, trong đó nhóm tác giả cho rằng mô hình hướng dẫn phát triển toàn diện của Gysbers và Henderson (1994) đóng vai trò là mô hình tổ chức qua đó kiểm tra tình trạng của các tài liệu thực nghiệm về tư vấn học đường. Kết quả chỉ ra rằng hầu hết 50 nghiên cứu này đều tập trung vào các hoạt động khắc phục nhiều hơn là các biện pháp can thiệp phòng ngừa. Đánh giá này tìm thấy sự hỗ trợ tạm thời cho việc lập kế hoạch nghề nghiệp, tư vấn nhóm, các hoạt động đào tạo kỹ năng xã hội và tư vấn đồng đ ng cho học sinh.

Nhóm tác giả Nguyễn Hồng Phan và cộng sự (2022) đã thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu quốc tế về vấn đề này, kết quả cho thấy hầu hết các nghiên cứu quốc tế về quản lý hoạt động tham vấn tâm lý đều tập trung xây dựng khung lý thuyết và đánh giá vấn đề quản lý tham vấn tâm lý trong trường học. Cụ thể hơn, nghiên cứu về tham vấn tâm lý trong các nghiên cứu quốc tế có hai xu hướng chính: Thứ nhất, chú trọng công tác tư vấn tâm lý cho người học; Thứ hai, tập trung vào vấn đề quản lý hoạt động tham vấn tâm lý trong trường học. Trong khuynh hướng thứ nhất, đã có nhiều học giả đóng góp công sức cho đề tài như Tomasco Gazoni (1626), J.

Godefroid (1987). Mặt khác, khuynh hướng thứ hai có thể được đại diện bởi Olweus, D., Limber, S. (1999), Dan Olweus (2004), Pius N. Nyutu, Norman Gysbers (2007). Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đề cập đều nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như khung lý thuyết và quản lý quá trình tham vấn tâm lý trong bối cảnh học đường.

1.1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông và cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Ch ng hạn, nghiên cứu của Lại Tiến Hương (2016) đã chỉ ra những mặt mạnh và hạn chế của lãnh đạo các trường THCS trong quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế này là do:

(1) chưa có đội ngũ chuyên trách về công tác tư vấn tâm lý học đường, chưa được đào tạo chính quy, chưa có chỉ tiêu biên chế trong các trường học, chưa kh ng định được tầm quan trọng của cán bộ chuyên trách được đào tạo chuyên nghiệp về tư vấn tâm lý học đường tại các trường học; (2) Công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị… lâu nay chủ yếu tập trung cho việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, giáo dục thể chất và một số hoạt động bề nổi khác. Đội ngũ tư vấn viên chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, các hoạt động bồi dưỡng học sinh tham gia dự thi các kỳ thi tuyển học sinh giỏi đã tạo áp lực công việc không nhỏ đến các Thầy/ Cô giáo; (3) Hiệu quả hoạt động của đội ngũ TVV còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại các trường học; (4) Công tác truyền thông, nhận thức xã hội về tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lí học đường chưa được chú trọng. Vì thế, nhận thức xã hội về công tác tư vấn tâm lý học đường còn giản đơn, thiếu sự quan tâm đúng mức.

Đặng Thị Bích Nga (2018) đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tham vấn học đường ở các trường Trung học cơ sở tại quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đánh giá về năm nội dung như sau: 1) thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động tham vấn học đường; 2) thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tham vấn học đường; 3) thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tham vấn học đường;4) thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tham vấn học đường; 5) thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động tham vấn học đường. Kết quả cho thấy bên cạnh những nội dung quản lí đã thực hiện tốt, việc quản lí hoạt động tham vấn học đường của Hiệu trưởng các trường THCS quận 11, TP. Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại những hạn chế như: việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động tham vấn học

đường còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa chú trọng đến chuyên ngành của người được tuyển dụng làm công tác tham vấn học đường, chế độ chính sách cho tham vấn viên và những người làm công tác tham vấn chưa phù hợp, cơ sở vật chất của các phòng tham vấn vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa thường xuyên chủ động tìm hiểu vấn đề của học sinh khi xây dựng nội dung tham vấn... Những hạn chế trong công tác quản lí hoạt động tham vấn học đường chủ yếu là do nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, các ban ngành về hoạt động tham vấn học đường vẫn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất dẫn đến việc quản lí còn mang tính chủ quan, thụ động.

Những hạn chế này là cơ sở để Hiệu trưởng các trường này đề xuất những biện pháp quản lí hiệu quả.

Thêm vào đó, Lê Thị Thu Hà (2020) cũng thực hiện nghiên cứu đánh giá về quản lý hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Tác giả cũng đánh giá ở năm nội dung về công tác quản lí lập kế hoạch quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh; công tác giám sát, kiểm tra đánh giá kế hoạch quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh. Kết quả cho thấy Về mặt nhận thức về hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS, phần lớn đội ngũ CBQL, GV và HS điều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nó góp phần quan trọng định hướng, tư vấn cho học sinh về những vấn đề tâm sinh lý và việc học tập của các em. Về nội dung, đội ngũ cũng đánh giá các nội dung này phù hợp cho lứa tuổi học sinh THCS, và để cho hoạt động TVTLHĐ hiệu quả hơn thì cần bổ sung nhiều nội dung hơn nữa để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Về hình thức, quy trình, đội ngũ làm công tác TVTLHĐ hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS. Tuy nhiên, về kết quả công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS, qua khảo sát ở các nội dung trong công tác này chỉ thực hiện ở

mức trung bình. Hơn nữa, bảng kế hoạch là kim chỉ nam, là bảng đồ tổng thể, vì vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên công tác này chưa thực hiện tốt. Về công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS, qua khảo sát cũng chỉ dừng lại mức trung bình, điều này cũng rõ ràng một khi kế hoạch chưa làm tốt thì các nội dung khác cũng chưa thực sự tốt trong chu trình quản lí của chủ thể quản lí.

Về công tácgiám sát, kiểm tra đánh giá kế hoạch quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS: Công tác này nhằm rà soát lại, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được, để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, công tác này cũng chỉ ở mức độ trung bình.

Thêm vào đó, Nguyễn Hồng Phan và cộng sự (2022) cũng tìm hiểu công tác quản lý tư vấn tâm lý cho học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu đã triển khai phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, gồm 4 loại phiếu khảo sát dành cho bốn nhóm gồm cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Kết quả cho thấy công tác quản lý tư vấn tâm lý cho học sinh THCS được thực hiện ở mức tốt. Việc quản lý tư vấn tâm lý cho học sinh THCS ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ đạt kết quả tốt hơn nếu được tiến hành theo cách thức hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động tham vấn học Đường cho học sinh tại các trường thcs huyện thạch thất, thành phố hà nội theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia Đình và xã hội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)