CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm
Chúng tôi khảo sát ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội mà chúng tôi đã đề xuất. Theo đó, chúng tôi thiết kế câu hỏi theo thang đo Likert 4 mức độ như sau: 4 - Rất cần thiết/rất khả thi; 3 - Cần thiết/khả thi; 2- Không cần thiết/khả thi; 1 điểm – hoàn toàn không cần thiết/hoàn toàn không khả thi. Sau khi tính toán giá trị trung bình của các mức độ, chúng tôi có kết quả như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ theo hướng phối hợp giữa nhà trường,
gia đình và xã hội
TT Biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
Tổng Trung bình
Thứ
bậc Tổng Trung bình
Thứ bậc 1 Tổ chức hội thảo giữa nhà trường và
gia đình, XH góp ý xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho học sinh
435 3,30 5 430 3,26 5 2 Nâng cao nhận thức cho các lực
lượng giáo dục, học sinh về tầm quan trọng của các vấn đề tâm lý và hoạt động TVTL trong nhà trường
478 3,62 1 492 3,73 1
3 Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ TVTL cho HS bao gồm giáo viên, phụ huynh HS và cá nhân, tổ chức XH
463 3,51 4 485 3,67 4 4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng
lực TVTL cho đội ngũ giáo viên và phụ huynh HS định kỳ hằng năm;
475 3,60 3 486 3,68 3
5 Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp các vấn đề tâm lý cho học sinh
477 3,61 2 489 3,70 2
Trung bình 3,53 3,61
Dữ liệu tại bảng 3.1 cho thấy, với 5 biện pháp chúng tôi đề xuất để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trên đây đã nhận được đánh giá tích cực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Cụ thể như sau:
Khảo nghiệm về tính cần thiết của 5 biện pháp, phần lớn cán bộ và giáo viên đều đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” với giá trị trung bình là 3,53. Theo đó, biện pháp được đánh giá cần thiết đầu tiên là “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục, học sinh về tầm quan trọng của các vấn đề tâm lý và hoạt động TVTL trong nhà trường” (giá trị trung bình là 3,62 – xếp thứ 1), tiếp đến là “Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp các vấn đề tâm lý cho học sinh”
(giá trị trung bình 3,61 – xếp thứ 2), “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực TVTL cho đội ngũ giáo viên và phụ huynh HS định kỳ hằng năm” (giá trị trung bình 3,60 – xếp thứ 3), “Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp các vấn đề tâm lý cho học sinh” (2,28 điểm – xếp thứ 3), và triển khai “Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ TVTL cho HS bao gồm giáo viên, phụ huynh HS và cá nhân, tổ chức XH” (giá trị trung bình 3,51 – xếp thứ 4), sau đó sẽ “Tổ chức hội thảo giữa nhà trường và gia đình, XH góp ý xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho học sinh” (xếp thứ 5).
Bên cạnh đó, kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của năm biện pháp
trên cho thấy phần lớn cán bộ và giáo viên đều cho rằng tất cả năm biện pháp nói trên đều hoàn toàn có tính khả thi triển khai thực hiện với điểm giá trị trung bình là 3,61. Theo đó, biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục, học sinh về tầm quan trọng của các vấn đề tâm lý và hoạt động TVTL trong nhà trường” (giá trị trung bình là 3,62 – xếp thứ 1), tiếp đến là “Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp các vấn đề tâm lý cho học sinh” (giá trị trung bình 3,61 – xếp thứ 2), “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực TVTL cho đội ngũ giáo viên và phụ huynh HS định kỳ hằng năm” (giá trị trung bình 3,60 – xếp thứ 3), “Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp các vấn đề tâm lý cho học sinh” (2,28 điểm – xếp thứ 3), và triển khai
“Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ TVTL cho HS bao gồm giáo viên, phụ huynh HS và cá nhân, tổ chức XH” (giá trị trung bình 3,51 – xếp thứ 4), và “Tổ chức hội thảo giữa nhà trường và gia đình, XH góp ý xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho học sinh” (xếp thứ 5).
Như vậy, qua đây có thể thấy rằng năm biện pháp mà chúng tôi đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là cần thiết và có tính khả thi để có thể áp dụng vào quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường THCS trên địa bàn huyện Thạch Thất.
Tiểu kết Chương 3
Đối với học sinh THCS trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội thì hoạt động TVTLHĐ cho học sinh theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là rất quan trọng. Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS các trường THCS được căn cứ trên bốn nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. Từ đó, tác giả đề xuất năm biện pháp:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục, học sinh về tầm quan trọng của các vấn đề tâm lý và hoạt động TVTL trong nhà trường.
Biện pháp 2: Tổ chức hội thảo giữa nhà trường và gia đình, XH góp ý xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho học sinh.
Biện pháp 3: Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ TVTL cho HS bao gồm giáo viên, phụ huynh HS và cá nhân, tổ chức XH.
Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực TVTL cho đội ngũ giáo viên và phụ huynh HS định kỳ hằng năm.
Biện pháp 5: 3.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh.
Luận văn đã đề xuất các biện pháp có mục đích, nội dung và cách tiến hành riêng. Tuy nhiên, các biện pháp này đều nằm trong tính thống nhất và có mối tương quan chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Có thể thấy, hoạt động tham vấn tâm lý cho HS là tất yếu trong bối cảnh phát triển toàn diện nền giáo dục của nước ta hiện nay, cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Công tác tham vấn tâm lý là một lĩnh vực giáo dục quan trọng trong giáo dục toàn diện cho HS. Do đó cần chú trọng đến hoạt động giáo dục này trong nhà trường, đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội. Hoạt động tham vấn tâm lý cần phải trở thành một trong những hoạt động trọng tâm ở nhà trường THCS và được thực hiện với sự tham gia của nhiều lực lượng, trong đó đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng. Hoạt động này được tiến hành với các nội dung cụ thể, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS và nhu cầu của các em, được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng. Do đó, để quản lý hoạt động tham vấn tâm lý cho HS đạt hiệu quả, nhà quản lý phải hiểu sâu sắc các đặc điểm đó và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn đơn vị.
Từ nghiên cứu thực tế cho thấy, học sinh THCS trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn tâm lý. Trước vấn đề này, CBQL và giáo viên, phụ huynh, cũng như học sinh đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh. Lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn huyện đã từng bước triển khai hoạt động tham vấn tâm lý học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời đã quan tâm thực hiện việc quản lý hoạt động này, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung quản lý chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Điều này liên quan đến các yếu tố khách quan từ phía gia đình và cộng đồng xã hội như tâm lý và nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động TVTL cho HS, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động TVTL cho HS, sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục có ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động TVTL cho HS, sự quan tâm của gia đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động TVTL cho HS cũng như điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh của nhà trường.
Đồng thời, năng lực quản lý và sự quan tâm của cán bộ quản lý nhà trường đối với hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh và năng lực TVTL của giáo viên và sự quan tâm của giáo viên đối với hoạt động hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh cũng được nhìn nhận là những yếu tố chủ quan có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý hoạt động TVTL cho học sinh theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng cho các trường THCS trên địa bàn huyện.
Từ thực trạng trên, việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS các trường THCS được căn cứ trên năm nguyên tắc:
Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và nguyên tắc phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh THCS. Từ đó, tác giả đề xuất năm biện pháp có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Một là, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục, học sinh về tầm quan trọng của các vấn đề tâm lý và hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Hai là, tổ chức hội thảo giữa nhà trường và gia đình, XH góp ý xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Ba là, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội bao gồm giáo viên, phụ huynh HS và cá nhân, tổ chức XH có liên quan.
Bốn là, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho đội ngũ giáo viên và phụ huynh HS định kỳ hằng năm. Năm là, đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể để triển khai quản lý, thực hiện hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên một cách đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương trong thành phố.
Xây dựng kế hoạch tổng thể để bồi dưỡng CBQL, GV quản lý, thực hiện hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các đơn vị trực thuộc theo từng giai đoạn cụ thể.
Tăng cường công tác chỉ đạo, thường xuyên giám sát đối với các phòng chuyên môn, CBQL các trường về công tác bồi dưỡng hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường.
2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
Xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cụ thể theo từng năm học.
Tăng cường công tác chỉ đạo trong quản lý hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở đơn vị mình.
Triển khai đồng bộ các biện pháp trong quản lý hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho học sinh.
Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thông qua đó, kịp thời nắm bắt được những ưu nhược điểm của hoạt động TVTL học đường để kịp thời phát huy ưu điểm và khác tồn tại hạn chế.
Xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời đến mỗi tập thể, cá nhân trong nhà trường có thành tích suất sắc trong hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời, phê bình, kỉ luật tập thể, cá nhân vi phạm trong quá trình thực hiện.
2.3. Đối với đội ngũ giáo viên làm công tác tham vấn tâm lý học đường Tích cực, chủ động, nhiệt tình tư vấn cho HS khi các em gặp phải khó khăn, trở ngại trong cuộc sống và trong học tập.
Tích cực tham gia các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn về bồi dưỡng TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho đội ngũ GV phụ trách tham vấn.
Trong quá trình thực hiện hoạt động TVTL học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần duy trì báo cáo đầy đủ, kịp thời với các cấp quản lý về các vấn đề phát sinh để phối hợp xử lý vấn đề có hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 31/2017-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 về “Hướng dẫn thực hiện công tác tham vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông”, https://moet.gov.vn/van- ban/vanban/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1269, [truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2023].
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Quyết định 4216/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2022 phê duyệt Sổ tay Hướng dẫn tham vấn tâm lý cho học sinh phổ thông, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Quyết định số 4216/QĐ-BGDĐT Phê duyệt sổ tay hướng dẫn tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông.
5. Anh, H., Minh, H, và Phuong, D. (2006), Các vấn đề xã hội và hành vi của học sinh trung học phổ thông ở TPHCM, Trong L. B. Dang và B.
Weiss (chủ biên), Kết quả nghiên cứu của Chương trình đào tạo nghiên cứu sức khỏe tâm thần của trẻ em ở Việt Nam, Hà Nội.
6. Nguyễn Trọng Biên (2019), Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm. Đại học Thái Nguyên.
7. Lê Minh Công (2020), “Xây dựng phòng tâm lý học đường cho các trường phổ thông tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Khoa học – Đại học Đồng Nai, ISSN 2354-1482, (16), tr.109-121.
8. Nguyễn Phúc Châu (2005), Tập bài giảng sau Đại học, Trường Cán bộ quản lý, Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Bài giảng những vấn đề lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Trường Cán bộ quản lý, Hà Nội.
10. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình Tham vấn tâm lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Lê Thị Thu Hà (2020), “Quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, (42), tr.129-137.
12. Phạm Minh Hạc (2013), “Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, (17), tr. 5-12.
13. Dương Thị Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức (2007), “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh Trung học phổ thông”, Tạp chí Tâm lí học, 2 (95), tr.36-42.
14. Nguyễn Khắc Hùng (2012), “Giáo dục văn hóa học đường - Yếu tố quan trọng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (81), tr.43-44.
15. Lại Tiến Hương (2016), Biện pháp quản lý công tác tham vấn tâm lý cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục, Đại học Đà Nẵng.
16. Phạm Thị Tuyết Hương (2014), Thực trạng quản lý hoạt động tham vấn tâm lý trường phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Trần Kiểm (2013), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
18. Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Văn Tường (2020), “Mô hình hỗ trợ tâm lý học sinh tại trường trung học Tuệ Đức – Hà Nội: Một hướng tiếp cận