Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động tham vấn học Đường cho học sinh tại các trường thcs huyện thạch thất, thành phố hà nội theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia Đình và xã hội (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường ở trường Trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Chủ trương, chính sách của ngành Giáo dục đối với hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh

Thời gian gần đây, ngành Giáo dục đã chú trọng đến hoạt động tham

vấn tâm lý học đường trong trường học. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có đề cập đến công tác tư vấn cho HS. Điều 16 khoản 1 nêu rõ chức danh “Cán bộ làm công tác tư vấn cho HS”, Điều 31 khoản 3 quy định: “Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt”.

Chỉ thị số1537/CT-BGDĐT ngày 05/05/2014 về Tăng cường và nâng cao hiệu quả một số HĐ GD cho HS, sinh viên trong các cơ sở GD, ĐT nhấn mạnh các cơ sở GD&ĐT cần “tăng cường vai trò GVCN, GV tổng phụ trách đội, cố vấn học tập và các tổ chức đoàn thể trong công tác GD đạo đức, lối sống, TVTL, hướng nghiệp cho HS”.

Ngày 23/3/2015, Bộ GD&ĐT ban hành công văn 1346/BGDĐT- CTHSSV về Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trường học, trong đó nhấn mạnh cần phải “Thực hiện có hiệu quả công tác TVTL cho HS... Tăng cường trách nhiệm của Lãnh đạo nhà trường, Tổng phụ trách Đội, GVCN, GV bộ môn... đối với việc QL, GD HS”.

Ngày 18/12/2017, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tham vấn tâm lý cho HS trong trường phổ thông. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở GDĐT có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tham vấn tâm lý cho HS phổ thông. Tại Thông tư này, Bộ GD&ĐT cũng quy định "Giáo viên kiêm nhiệm công tác tham vấn tâm lý cho học sinh được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT". Gần đây nhất là Quyết định số 4216/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phê duyệt Sổ tay Hướng dẫn tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông.

Như vậy, trên đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển công tác tham vấn tâm lý trong trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng.

1.5.1.2. Tác động từ điều kiện sống của gia đình và cộng đồng

Tác động của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, thái độ của HS. Nếp sống của gia đình, mối quan hệ gia đình sẽ hình thành, bồi đắp nhân cách của HS. Việc bố mẹ lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ con cái khi gặp khó khăn ở trường học là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của học sinh.

1.5.1.3. Sự quan tâm của các cấp quản lý

Sự quan tâm của các cấp quản lý có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động tham vấn tâm lý học đường trong các trường phổ thông.

Trách nhiệm của các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo đối với quản lý hoạt động TVTLHĐ đã được quy đinh cụ thể tại Thông tư 31/2017-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông” như sau:

Thứ nhất, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Thông tư 31/2017-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.

Thứ hai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tư vấn tâm lý tại các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.

Thứ ba, nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp về chế độ chính sách liên quan để hỗ trợ, động viên các cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm thực hiện công tác tư vấn tâm lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ tư, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tư vấn tâm lý học sinh đối với cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm, hợp đồng chuyên trách công tác tư vấn tâm lý và các cán bộ Đoàn,

Đội, giáo viên chủ nhiệm và các thành viên khách thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.

Thứ năm, tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ từng năm học hoặc báo cáo đột xuất về việc thực hiện Thông tư này trong các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động tham vấn học Đường cho học sinh tại các trường thcs huyện thạch thất, thành phố hà nội theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia Đình và xã hội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)