CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường
3.2.3. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tham vấn tâm lý cho học sinh
Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp tốt với cán bộ tham vấn tâm lý tại khoa tâm lý của các bệnh viện trên địa bàn, hoặc các giảng viên bộ môn
Tâm lý của các trường Đại học trên địa bàn, tổ chức các hoạt động tham vấn tâm lý cho HS trong các nhà trường, chú ý các trường hợp đặc biệt. Đẩy mạnh công tác phối hợp trong quản lý, giáo dục HS, phát huy vai trò của cha mẹ HS trong việc phát hiện sớm và phối hợp xử lý, can thiệp kịp thời đối với các HS có những biểu hiện khác thường, cần được giúp đỡ. Phối hợp chặt chẽ với các trung tâm tham vấn tâm lý, các cơ sở giáo dục chuyên biệt để khi có trường hợp đặc biệt vượt quá khả năng trợ giúp của GV trong nhà trường thì có thể đề xuất sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia tham vấn.
- Mục tiêu của biện pháp
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một trong những biện pháp quan trọng để việc tổ chức, quản lý hoạt động tham vấn cho HS đạt được chất lượng cao tạo nên sự gắn kết và thống nhất về nhận thức, thái độ và hành động giữa các bộ phận trong nhà trường và ngoài nhà trường, tăng cường sự chủ động tích cực của phụ huynh cùng tham gia vào quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động tham vấn tâm lý tại các trường THCS trên địa bàn huyện Thạch Thất.
- Nội dung biện pháp
Thực hiện phương châm kết hợp 03 môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội; khuyến khích các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cùng tham gia đồng hành với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Hiệu trưởng cần chủ động tham mưu, kêu gọi sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và phụ huynh HS cùng chung tay thúc đẩy hoạt động TVTL trong nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường luôn xác định sự thống nhất nhận thức, hành động của toàn bộ các lực lượng giáo dục theo mục tiêu của xã hội, tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy toàn bộ tiềm năng của các lực lượng giáo dục, góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những giá trị tích cực, phòng tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách, hình
thành những kỹ năng có ích cho HS.
- Cách tiến hành biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội về sự cần thiết trong việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS. Bởi lẽ khi gia đình học sinh cũng như cộng đồng xã hội đã nhận thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phối hợp trong giáo dục, có ý thức trách nhiệm cao thì mới có sự tham gia một cách sáng tạo, tự nguyện, tự giác. Để tạo ra động cơ đúng đắn, ngoài việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục cần có những quy định rõ ràng về trách nhiệm, đa dạng hóa các loại hình hoạt động tuyên truyền, liên kết, chuẩn bị những điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục tại mỗi trường THCS trên địa bàn huyện.
Hình thành cơ chế đánh giá, khen thưởng khách quan những tập thể, cá nhân có đóng góp cho việc quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS.
Sự phối hợp phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của nhà trường để tổ chức phối hợp hoạt động quản lý giáo dục.
Các cơ quan ban ngành ngoài nhà trường có thể phối hợp là:
- Ban văn hóa xã, thị trấn: Phục vụ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vai trò quan trọng của TVTL học đường đối với học sinh.
- Bệnh viện, Trung tâm y tế hoặc các Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản: Cố vấn công tác vệ sinh, y tế, sức khỏe sinh sản vị thành niên...
- Ban tài chính - Hội CMHS: ủng hộ về tài chính, cơ sở vật chất và tinh thần - Các trường Cao đ ng, Đại học có chuyên ngành Tâm lý và Công tác xã hội: Hỗ trợ tổ chức các hoạt động tham vấn tâm lý cho HS
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng xây dựng tốt mối quan hệ với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.
Làm tốt công tác Đoàn, Đội trong nhà trường.
Xây dựng mối quan hệ nội bộ giữa các giáo viên và cán bộ nhà trường có tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm cao, phát triển văn hóa nhà trường.
Có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi tới cha mẹ HS về hoạt động TVTLHĐ từ đó giúp họ có hiểu biết đúng đắn để tạo điều kiện thuận lợi cùng nhà trường tham gia các hoạt động tham vấn tâm lý cho HS.